Một số đặc điểm của khách Pháp đi Việt Nam du lịch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XÚỨC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG PHÁP (Trang 31 - 33)

Thời gian đầu những năm 90 của thế kỷ XX, lượng khách Pháp đi du lịch thuần túy chỉ chiếm khoảng gần 60%, đi theo mục đích thương mại chiếm hơn 20%. Nhưng những năm sau đó, lượng khách thương mại, sang tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư giảm mạnh. Đại đa số hiện nay là khách du lịch thuần túy, đi nghỉ ngơi, tham quan Việt Nam. Đây là một thuận lợi để du lịch Việt Nam quan tâm, tìm cách quảng bá để khai thác một cách tốt nhất lượng khách đầy tiềm năng này, góp phần thu hút khách vào Việt Nam du lịch.

Khách Pháp đi du lịch Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Họ ít đi vào mùa hè vì ở châu Âu khi đó đẹp, họ tranh thủ đi trong nội khối châu Âu, hơn nữa điều kiện thuận tiện, ít tốn kém; trong khi đó mùa hè ở Việt Nam thường hay có mưa bão, lụt lội. Độ dài lưu trú của khách Pháp ở Việt Nam khoảng từ 10 đến 15 ngày.

Cơ cấu chi tiêu của khách Pháp ở Việt Nam xếp khoảng thứ 7 trong bảng xếp hạng. Trong đó chi tiêu cho lưu trú là khoảng trên 30%, chi cho mua sắm là hơn 20%, tỷ lệ chi cho vui chơi giả trí rất ít. So với một số thị trường khác, du khách Pháp vẫn được xếp vào tập khách có mức chi trả cao.

Về độ tuổi, nhìn chung khách Pháp đến Việt Nam du lịch ở độ tuổi từ 40 đến 60. Đây là độ tuổi của những người có công ăn việc làm ổn định, có mức thu nhập tương đối. Họ thường đi theo đoàn, ít khi đi lẻ hoặc cá nhân.

Những điểm du lịch được người Pháp ưa chuộng ở Việt Nam là Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, Hòa Bình, vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ, SaPa... (Bắc bộ); Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa... Vùng Trung bộ); Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh, Củ Chi, Đà Lạt, Buôn Mê Thuật, Pleiku... (Vùng Nam bộ và Tây Nguyên).

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phong phú và đặc sắc, nền văn hóa nhiều bản sắc, nét đặc trưng của các dân tộc anh em, bề dày lịch sử, khí hậu đa dạng và phong phú, những nét tương đồng với người Pháp, ẩm thực Việt Nam với các món ăn phong phú của 3 miền... là những yếu tố thu hút khách Pháp ở Việt Nam. 83,371 86,026 86,492 99,700 111,548 86,791 104,025 126,402 132,304 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Đơn vị: Lượt khách

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khá đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau: châu á, châu Âu, Châu Mỹ, châu úc... Trong đó thị trường các nước châu Âu chiếm khoảng 12% tổng lượng khách quốc tế, trong đó nhiều nhất là Pháp.

Dựa trên những tiêu chí khoa học, Tổng cục Du lịch đã xác định và xếp thị trường quan trọng nhất hiện tại của Việt Nam là Mỹ, Pháp, Nhật, tiếp đến là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, úc, Anh, các nước ASEAN...

Cũng theo đánh giá về thị trường của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn hiện nay, các thị trường trọng điểm của Việt Nam gồm Mỹ, Pháp, Nhật Bản; Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Đức; Anh, úc...

Theo tài liệu nghiên cứu khoa học của Tổng cục Du lịch về mức độ hài lòng và thoả mãn của từng thị trường khách khi đến Việt Nam, nhìn chung du khách sau khi đi du lịch đều có ấn tượng tốt đẹp. Trong kết quả điều tra khách du lịch tiềm năng nổi bật ở hai thị trường lớn được nghiên cứu là thị trường khách Pháp và Đức thì trong tổng số khách Pháp được phỏng vấn có 24% khách đã có dự định đi du lịch Việt Nam, 40,5% khách cho biết có thể di du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy thị trường Pháp là thị trường khách truyền thống của du lịch Việt Nam và thị trường này có khả năng lớn hơn nhiều so với một số thị trường khách khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XÚỨC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG PHÁP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)