Hiệp định Hợp tác Du lịch Việt Nam và Pháp đã được ký tại Paris ngày 17/01/1996 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác du lịch song
phương. Nội dung chủ yếu của Hiệp định này gồm: Khuyến khích phát triển và tăng cường khả năng hợp tác, đầu tư du lịch song phương, tăng cường trao đổi đoàn và tạo điều kiện cho các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Khuyến khích trợ giúp kỹ thuật và trao đổi thông tin du lịch và các lĩnh vực có tác động đến du lịch; Nghiên cứu và thực hiện các dự án đầu tư về du lịch, khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thúc đẩy du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở văn phòng đại diện du lịch quốc gia của nước này tại nước kia; Tạo điều kiện cho công dân nước thứ 3 tới Việt Nam và Pháp du lịch.
Triển khai các nội dung của Hiệp định, Chương trình Hợp tác du lịch Việt – Pháp giai đoạn 1997 – 2000 đã được ký tại Hà Nội ngày 11/4/1997. Nội dung chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch du lịch: mở khóa đào tạo cao học quản lý hành chính về du lịch; xây dựng cơ sở đào tạo về Du lịch tại Hải Phòng; tổ chức cho cán bộ du lịch Việt Nam sang Pháp học tập, nghiên cứu; nghiên cứu thành lập một Trung tâm đào tạo thường xuyên bằng tiếng Pháp cho cán bộ ngành du lịch Việt Nam; hợp tác nghiên cứu các dự án quy hoạch du lịch của Việt Nam; tổ chức các đoàn cán bộ du lịch Việt Nam sang Pháp tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý của du lịch Pháp.
Phía Pháp đã tích cực giúp Việt Nam thực hiện triển khai Hiệp định và Chương trình hợp tác Du lịch thông qua một số hoạt động như cử Đoàn chuyên gia Viện quy hoạch du lịch Pháp (AFIT) sang Việt Nam giúp khảo sát quy hoạch du lịch khu Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng (tháng 5/1997); cử 2 đoàn đại biểu Vùng Poitou - Charentes sang Việt Nam bàn về khả năng hợp tác du lịch với một số địa phương của Việt Nam (1997)...
Hiện có khoảng hơn 100 công ty lữ hành quốc tế Việt Nam có quan hệ, ký hợp đồng trao đổi khách với gần 100 hãng lữ hành lớn của Pháp. Một số
hãng lớn của Pháp thường xuyên gửi khách sang Việt Nam như Wagon lit, Asia, Nouvelle Frontiere, Akiou... Tại Việt Nam, từ những năm 90, đã có liên doanh lữ hành Việt Nam - Pháp (Exotissimo) đưa một lượng lớn khách Pháp và khách từ các nước khác tới Việt Nam du lịch. Đây là liên doanh lữ hành lớn, được thành lập vào thời kỳ đầu tiên của Việt Nam và hoạt động đến nay rất hiệu quả.
Đầu tư vào lĩnh vực du lịch: Pháp đứng thứ 7 trong danh sách các nước, vùng lãnh thổ có đầu tư nhiều nhất vào Du lịch ở Việt Nam với 14 dự án đầu tư, trị giá 188 triệu USD vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn - du lịch.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Theo Chương trình hợp tác giai đoạn 1997 - 2000, hai bên đã thống nhất phía Pháp sẽ hỗ trợ du lịch Việt Nam: Mở khoá đào tạo cao học quản lý hành chính về Du lịch trong 24 tháng, nghiên cứu thành lập một Trung tâm đào tạo thường xuyên bằng tiếng Pháp cho cán bộ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay mới tổ chức được một đoàn gồm 10 cán bộ Tổng cục, giám đốc các sở du lịch ở Việt Nam sang Pháp tìm hiểu tại chỗ về kinh nghiệm tổ chức, quản lý của Du lịch Pháp.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp lần 7 tổ chức tại Hà Nội, phía Pháp đã cử chuyên gia đào tạo cho Việt Nam hơn 700 cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp trong Ngành Du lịch, tiếp nhận gần 100 cán bộ công nhân viên du lịch sang thực tập chuyên ngành tại Pháp.
1.4.2.Một số định hướng hợp tác du lịch hai nước thời gian tới
Đối với du lịch Việt Nam, Pháp là thị trường khách trọng điểm, là nước đứng hàng đầu thế giới về đón khách, có nhiều kinh nghiệm về đào tạo, marketing, quy hoạch du lịch, có khả năng về vốn đầu tư cho các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần tranh thủ khai thác. Do một số nguyên nhân, thời gian qua một số nội dung trong Chương trình hợp tác du lịch giai đoạn 1997 - 2000 chưa được triển khai, hai bên cần quan tâm thúc đẩy.
Để làm cơ sở cho các hoạt động thời gian tới, hai bên đã thống nhất ký Nghị định thư triển khai các nội dung Hiệp định Hợp tác du lịch đã ký kết năm 1996 nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước. Hai bên sớm triển khai, cụ thể hóacác nội dung đã thống nhất.
Là thị trường truyền thống và tiềm năng, Pháp là điềm đến cần tập trung đầu tư để quảng bá xúc tiến của du lịch Việt Nam. Việc thành lập Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất quan trọng và cần thiết, cần sớm triển khai để hoạt động hiệu quả. Đồng thời Du lịch Việt nam cần tích cực, chủ độngtham gia nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại thị trường này như hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch, các sự kiện xúc tiến du lịch như tổ chức Ngày Việt Nam, ẩm thực Việt Nam...., kết hợp tốt với các bộ, ngành liên quan như Ngoại giao, Kế hoạch đầu tư, Hàng không Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, với bà con Việt kiều đang sinh sống tại Pháp để tổ chức tốt các sự kiện quảng bá cho Du lịch Việt Nam, Chú trọng quan tâm tới chất lượng việc tham gia các sự kiện để đẩy mạnh hiệu quả của việc tham gia, có các hình thức tổ chức phù hợp các sự kiện đó. Hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam khi tham gia các sự kiện du lịch tại thị trườngtrọng điểm này.
Chương 2
Thực trạng hoạt động xúc tiến
của du lịch việt nam tại thị trường pháp
2.1. Khái quát hoạt động xúc tiến quảng bá của Du lịch Việt Nam
2.1.1. Hệ thống chính sách, văn bản pháp lý và bộ máy xúc tiến, quảng bá của Du lịch Việt Nam
2.1.1.1. Hệ thống chính sách, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động
xúc tiến du lịch
Ngày 9/7/1960 là ngày thành lập Công ty Du lịch Việt Nam và sau đó được coi là ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Trong khoảng thời gian 30 năm từ khi thành lập Ngành cho đến năm 1990, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam còn chưa đầy đủ và yếu. Hoạt động du lịch khi đó chủ yếu là phục vụ công tác đối ngoại, tổ chức đón các đoàn khách nước ngoài của Đảng và Nhà nước đến Việt Nam công tác có kết hợp đi nghỉ hoặc tham quan. Chưa tách bạch một cách rõ ràng được các hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn ít được quan tâm.
Từ năm 1990 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều hơn tới du lịch, ban hành những văn bản pháp luật liên quan tới du lịch như Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch; Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, xác định nhiệm vụ phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, mở rộng thị trường, tăng cường thu hút khách và vốn đầu tư nước ngoài; Pháp lệnh Du lịch ban hành năm 1999, Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 và nhiều văn bản khác của Đảng và
Nhà nước đã được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Đặc biệt là tiếp sau Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999, Luật Du lịch được ban hành và có hiệu lực từ tháng 01/2006 là một bước chuyển biến mạnh mẽ, một bước ngoặt mang tính pháp lý và tạo hành lang pháp lý quan trọng trong hoạt động du lịch của Việt Nam. Luật Du lịch có hẳn một chương riêng về xúc tiến du lịch, thể hiện sự quan tâm đúng mức và đánh giá cao của ngành cũng như của các cơ quan liên quan, của Chính phủ đối với công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/6/2007 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch, Nghị định số 149/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay việc triển khai Nghị định hướng dẫn Luật và Thông tư hướng dẫn Nghị định đang được triển khai có hiệu quả, làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam và là căn cứ để các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc hoạt động đúng pháp luật.
2.1.1.2. Tổ chức bộ máy xúc tiến du lịch Việt Nam
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xúc tiến quảng bá, thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn tới việc hoàn thiện tổ chức bộ máy xúc tiến của Du lịch Việt Nam. Do vậy tổ chức bộ máy xúc tiến của Du lịch Việt Nam đang dần được hoàn thiện, góp phần tạo động lực cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập do một Phó Thủ tướng làm Trưởng Ban, thành viên khác của Ban là Lãnh đạo một số Bộ, ngành liên quan để điều phối hoạt động du lịch cả nước, trong đó có hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Cục Xúc tiến Du lịch được thành lập theo Quyết định số 391/QĐ-TCDL ngày 28/10/2003 của Tổng cục Du lịch là cơ quan có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng thực hiện
quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, tổ chưc thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước. ở địa phương, tại 64 tỉnh thành trong cả nước đã thành lập cơ quan xúc tiến du lịch, tuy nhiên mô hình bộ máy chưa thống nhất, có nơi là Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, có nơi là Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở quản lý về du lịch, có nơi công tác quảng bá xúc tiến lại do một phòng chuyên trách thuộc Sở thực hiện. Hiện cả nước có 51 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng hiện nay đều có bộ phận marketing làm xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng du lịch Việt Nam ra nước ngoài, góp phần tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Các Bộ, ngành, tổ chức như Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại (cũ), Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ), Bộ Công An, Hàng không Việt Nam... cũng góp phần tích cực vào việc phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam 2000 - 2005 và tiếp tục triển khai giai đoạn 2006 - 2010 được thực hiện với những kết quả ban đầu đáng khích lệ, tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam phát triển.
Nhằm phát huy tối đa các thế mạnh của đất nước để phát triển du lịch, năm 2007, Đảng và Chính phủ đã nghiên cứu, quyết định đưa Du lịch vào trong Bộ đa ngành, trở thành Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Đây là điều kiện rất tốt để ngành Du lịch cùng với các ngành văn hóa và thể thao phát triển, cùng nhau quảng bá, xúc tiến hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài thông qua các hoạt động quảng bá xúc tiến mang tính liên ngành chung.
2.1.2. Hoạt động quảng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm trong thời gian qua
Giai đoạn 1990 – 1995, du lịch Việt Nam tập trung phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành. Vào thời gian đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, ấn phẩm du lịch yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động marketing chủ yếu do các doanh nghiệp du lịch thực hiện và chỉ tập trung mạnh ở một số doanh nghiệp du lịch lớn của Nhà nước như Vietnamtourism, Saigontourism, Benthanhtourism, Hanoitourism...
Giai đoạn từ 1995 đến 1999, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được quan tâm nhiều hơn, ấn phẩm, vật phẩm quảng bá du lịch được tăng cường cả về các chủng loại lẫn chất lượng. Trang web của Tổng cục Du lịch hoạt động có hiệu quả, lượng khách quốc tế và trong nước truy cập ngày một nhiều, các doanh nghiệp du lịch tham gia các sự kiện, hội chợ quốc tế ở những thị trường trọng điểm (Pháp, Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc...) ngày một nhiều, các cơ quan thông tin đại chúng cũng góp phần tích cực cho công tác quảng bá du lịch.
Từ năm 2000 đến nay, Chương trình hành động quốc gia về du lịch do Nhà nước cấp kinh phí được triển khai có hiệu quả, chất lượng các hoạt động quảng bá du lịch được nâng lên, quy mô được mở rộng. Các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm được mở rộng và nâng cao, tham gia hội chợ, hội nghị, sự kiện du lịch ở nhiều nước hơn, các hoạt động tham gia phong phú hơn, không bị bó hẹp như trước. Do vậy hình ảnh đất nước, con người và Du lịch Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế.
Theo đề nghị của Tổng cục Du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép lập thí điểm Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Pháp và Nhật Bản, trong đó chức năng chủ yếu của Văn phòng là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.
Việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế đã mang lại những kết quả bước đầu cho Du lịch Việt Nam, tạo dựng được hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Nó góp phần tăng cường lượng khách du lịch quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mở rộng thị trường, hợp tác làm ăn với các đối tác trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm xúc tiến du lịch của các quốc gia có du lịch phát triển.
Tài liệu quảng bá du lịch như sách giới thiệu du lịch Việt Nam, sách và tờ rơi, tập gấp giới thiệu về ẩm thực, lễ hội, làng nghề, du lịch sinh thái, các vườn quốc gia, di sản thế giới ở Việt Nam, khám phá Việt Nam, biển du lịch Việt Nam, bản đồ du lịch, ảnh cỡ lớn...đã được phát hành với nhiều ngôn ngữ khác nhau; cung cấp ấn phẩm các loại cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đã phát hành CD-ROM về du lịch Việt Nam, Di sản thế giới ở Việt Nam, Lễ hội truyền thống Việt Nam. Ngoài ra nhiều địa phương và thành phố như Huế, Nha Trang, Hạ Long... cũng có đĩa CDROM giới thiệu du lịch địa phương mình.
Website là kênh thông tin rất thuận tiện nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách hiệu quả, góp phần đưa du lịch Việt Nam đến các thị trường khách trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam đã xây dựng và nâng cấp 4 trang thông tin chính thức như http://www.vietnamtourism.com bằng 5 ngôn ngữ