Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hoá lí

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ VÀNG Ở TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39 - 42)

6. Bốc ục đề tài

2.4.1.Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hoá lí

a. Xác định độm

trung bình.

Chuẩn bị 6 chén sứ có kí hiệu sẵn đem rửa sạch, sấy trong tủ sấy rồi làm nguội đến nhiệt độ phòng và cân lại đến khối lượng không đổi m0.

Mẫu dùng thí nghiệm là mẫu bột, trộn đều và lấy ngẫu nhiên. Cân lấy lượng gỗ chính xác m1 trên cân phân tích, cho vào chén sứ đã chuẩn bị sẵn và tiếp tục sấy ở nhiệt độ 95oC -100oC. Cứ sau 5h lại lấy ra để trong bình hút ẩm cho nguội rồi cân, làm vậy đến khi khối lượng mẫu và cốc không đổi là m2.

Khối lượng ẩm m của mỗi mẫu là hiệu số giữa khối lượng mẫu trước và sau khi sấy với: m = (m1 + m0) – m2

Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 3 mẫu thân, 3 mẫu lá và được tính ra % theo khối lượng thân và lá cây chè vằng ban đầu.

· Cách tính độẩm:

(2.1) · Độẩm trung bình:

(2.2) Trong đó: mo: Khối lượng chén sứ (g)

m1: Khối lượng bột mẫu trước khi sấy (g) m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g) W(%): Độẩm của mỗi mẫu

WTB %: Độẩm trung bình.

b. Xác định hàm lượng tro ca nguyên liu

Hàm lượng tro trong mẫu được xác định bằng phương pháp tro hóa mẫu theo lối khô ướt kết hợp.

Các mẫu thân và lá cây chè vằng đã xác định độ ẩm ở trên tiếp tục được sử dụng để xác định hàm lượng tro. Sau khi than hóa sơ bộ trên bếp điện, cho mẫu vào lò nung ở nhiệt độ 700oC trong thời gian 8 tiếng cho đến khi thu

được tro trắng.

Lấy mẫu ra làm nguội trong bình hút ẩm, cân lại đến khối lượng không đổi là m3.

Từđó suy ra hàm lượng tro trong mẫu bột thân và lá cây chè vằng khô.

· Cách tính hàm lượng tro

(2.3) · Hàm lượng tro trung bình

(2.4) Trong đó: m0: Khối lượng chén sứ (g)

m1: Khối lượng bột mẫu (g)

m3: khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hóa (g). H (%): hàm lượng tro từng mẫu

HTB (%): hàm lượng tro trung bình của mẫu.

c. Xác định hàm lượng kim loi

Mẫu thân, lá cây chè vằng sau khi tro hoá được hoà tan bằng dung dịch HNO3đặc 65-68% và định mức đến 50 ml bằng nước cất. Lấy dung dịch đã định mức trên đem xác định hàm lượng một số kim loại nặng là Pb, Cu, Zn, As, Fe bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực II – Đà Nẵng (Hình 2.6).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ VÀNG Ở TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39 - 42)