6. Bố cục luận văn
2.3.2. Cơ sở dữ liệu địa lý công cụ ra quyết định
a. Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý
1)Khái niệm CSDL địa lý:
Cơ sở dữ liệu địa lý là mô hình không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa dạng về nội dung theo lãnh thổ, là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả.
CSDL địa lý đƣợc định nghĩa là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ sở toán học nhất định, sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt nội dung một cách có chọn lọc và khái quát.
2)CSDL địa lý - công cụ thể hiện trực quan thông tin địa lý:
CSDL địa lý là một công cụ giúp thể hiện và nhận thức thông tin trong thế giới thực một cách hiệu quả bởi vì: bản đồ là thành phần nội dung chính của CSDL địa lý, bản đồ đƣợc xây dựng với cơ sở toán học nên đảm bảo tính chính xác và khả năng đo đƣợc của bản đồ, bản đồ là mô hình không gian thu nhỏ giúp nhìn toàn bộ, bao quát một khu vực nghiên cứu. Việc sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt giúp ta nhận thức nội dung bản đồ trở nên nhanh chóng, đơn giản, trực quan hóa, hiệu quả hơn. Khái quát hóa là một đặc trƣng quan trọng của bản đồ, nhằm làm nổi rõ những vấn đề chính, tăng giá trị thông tin, giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về đối tƣợng, sự việc. Mô hình CSDL địa lý không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản chất bên trong của các hiện tƣợng, ghi nhận và hệ thống hóa tri thức và cá quy luật không gian, giúp truyền đạt, cảm nhận và nhận thức nhanh, đúng về thông tin.
Việc thể hiện thông tin trên CSDL địa lý gồm các giai đoạn: khảo sát, nắm vững, tổng hợp, và thể hiện dữ liệu.
Nhƣ vậy, CSDL địa lý đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý giáo dục - một lĩnh vực cần đến rất nhiều dữ liệu thuộc một số ngành. CSDL địa lý là công cụ phân tích, dự báo, quy hoạch.
b.Đặc điểm CSDL địa lý phục vụ công tác quản lý giáo dục
CSDL địa lý đƣợc sử dụng trong quản lý giáo dục là CSDL chuyên đề. Tùy theo cấp quản lý mà các nội dung chuyên đề cụ thể khác nhau, trong đó chuyên đề chủ yếu là kinh tế xã hội.
Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng cấp quản lý giáo dục sẽ có những nhóm nội dung tƣơng ứng: Tiền phổ thông, phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) và sau phổ thông. Mỗi nhóm lại có nhiều dữ liệu chi tiết tùy theo từng chỉ tiêu quan tâm.
CSDL địa lý thƣờng thể hiện các chỉ tiêu với số liệu thống kê theo đơn vị hành chình hoặc vị trí và các đặc điểm của từng đối tƣợng cụ thể trong một số trƣờng hợp.
Trong thời gian có hạn để thực hiện đề tài, nên luận văn chỉ tập trung vào xây dựng CSDL địa lý giáo dục hỗ trợ việc phân tuyến các trƣờng THPT tại huyện Đại Lộc - Tỉnh Quảng Nam.