Đặc điểm lao động của Nhà máy xi măng Lam Thạch:

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh" pps (Trang 25 - 27)

4.1. Lực lượng lao động của Nhà máy qua các năm từ 2005- 2007:.

Bảng 1.1.1 : Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007.

Đơn vị : người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh2005/2006 sánh2006/2007So Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng số lao động 453 448 445 -05 0,989 -03 0,993 Lao động KXĐTH 353 386 401 33 1,093 15 1,047 Lao động XĐTH 100 62 44 -38 0,62 -18 0,71

(Nguồn: phòng Tổ chức lao động nhà máy )

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động tại nhà máy giảm dần qua các năm. Năm 2006 tổng số lao động tại nhà máy giảm đi 05 người tương ứng giảm 0,011%; Năm 2007 tổng số lao động so với năm 2006 giảm 03 người tương ứng giảm 0,007%. Tổng số lao động trong nhà máy liên tục giảm đi do nhà máy liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại tự động hoá các khâu sản

xuất xi măng, thay thế sản xuất bán tự đông bằng thiết bị tự động hoá cao, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo độ chính xác cao. Trong đó lao động xác định thời hạn liên tục giảm mạnh, lao động không xác định thời hạn tă lên, cụ thể: năm 2007 tăng 4,7%. Điều này góp phần tạo niềm tin và sự gắn bó, ổn định cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy, từ đó tạo ra năng suất chất lượng cao, ổn định hơn.

4.2. Tình hình sử dụng lao động tại nhà máy .

- Tổng số lao động tại nhà máy tính đến 1/3/2008 thời điểm phân tích là 445 người trong đó được chia ra thành 3 bộ phận:

+ Lao động quản lý 38 người, chiếm 8,54%. Trong đó nữ 19 người, chiếm 50%.

+ Lao động công nghệ là 295 người chiếm 66,29%. trong đó nữ 47 người chiếm 15,93%.

+ Lao động phù trợ là 112 người, chiếm 25,17%. Trong đó nữ 26 người chiếm 5,84%.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Đại học, cao đẳng: 78 người chiếm 17,53% Trung cấp các loại: 82 người chiếm 18,42% Công nhân kĩ thuật: 227 người chiếm 51,01% Lao động phổ thông: 63 người chiếm 14,15%

Qua số liệu trên ta thấy tình hình tổ chức sử dụng lao động của nhà máy là tương đối phù hợp.

Lao động quản lý 38 người chiếm 8,54% < 12% theo quy định, còn lại là lao động công nghệ và lao động phù trợ chiếm 91,46% được bố trí phù hợp theo từng phân xưởng sản xuất trong dây truyền công nghệ.

Song song với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm giảm bớt lao động phổ thông mang tính thủ công đòi hỏi nhiều lao động, chủ trương của lãnh đạo công ty và nhà máy đầu tư phát triển lao động có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.

Đối với lực lượng cán bộ quản lý nhà máy: hầu hết đều được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chính quy của nhà nước. Đây là một yếu tố rất thuận lợi giúp cho nhà máyhoạt động hiệu quả, đặc biệt là công tác tiền lương được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính công bằng trong việc tính lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy.

Đội ngũ công nhân của nhà máy hầu hết đều phải có bằng công nhân kĩ thuật, trung cấp, cao đẳng hoặc đaị học do các trường đào tạo, dạy nghề cấp. Chính vì vậy, phần lớn người lao động trực tiếp của công ty hiện nay đều là thợ lành nghề với bậc nghề là 3, 4, 5, 6. Hàng năm Công ty và nhà máy đều tổ chức cho người lao động tham gia các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề đồng thời tổ chức cho người lao động thi để nâng cao bậc nghề nhằm nâng cao hơn nữa mức lương người lao động được hưởng. Nhờ vậy chất lượng lao động không ngừng tăng lên, năng suất lao động cũng không ngừng được cải thiện và nhà máy luôn đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Iso 9001-2000

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh" pps (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w