Về phia Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng Trung Ương và Chính phủ , trong đó hoạt động cho vay của ngân hàng chịu tác động trực tiếp của các công cụ chính sách tiền tệ: Tài cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng ...v.v....
+ Tài cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Trung Ương đối với các ngân hàng thương mại, khi đó lượng tiền cung ứng đã tăng lên làm tăng khả năng cho vay của ngân hàng thương mại.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : Là tỷ lệ giữa số lượng phươngtiện thanh toán cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động. Thông qua đó ngân hàng Trung Ương tác động tới cả giá cả và khối lượng tín dụng từ đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng thương mại.
+ Nhiệp vụ thị trường mở : Là hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá, như: Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc , v.v.... trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu giấy tờ có giá, ảnh hưởng tới dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng thương mại .
+ Lãi suất tín dụng : Sự tăn giảm lãi suất có thể tác động đến cung cầu về vốn vay, gây ảnh hưởng tới khả năng cho vay của ngân hàng. Nếu lãi suất huy động cao sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn để mở rộng cho vay.
Đầy là nhân tố tác động quan trọng nhất tới chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn mong muốn vay được vốn và tìm mọi cách để có được nguồn vốn từ phía ngân hàng.Các ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích ký khách hàng về các yếu tố liên quan: Năng lực pháp luật dân sự, mục đích sử dụng món vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ, có dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện các quyết định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Tuy nhiên tính chân thật của thông tin tài chính, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng thay đổi sau khi vay được thực hiện. Có những doanh nghiệp sử dụng biện pháp không tích cực làm sai lệch báo cáo tài chính, không cung cấp đầy đủ các thông tin trung thực và cần thiết cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp sau khi vay được tiền thì sử dụng sai mục đích,cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng... Điều này không chỉ tác động tới chất lượng của món vay, mà còn làm mất lòng tin từ phía ngân hàng, Khiến cho các ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm hơn, và sẽ tác động trở lại làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chân chính.
Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp . Những doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường thì sẽ có cơ hội hưởng nhiều chính sách ưu đãi của ngân hàng về quy mô vốn vay, thời hạn vay, lãi suất,... làm giảm bớt chi phí vay vốn của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng và nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế ổn định, một nền kinh tế đang trên đà phát triển , môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng,v.v... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và đạt lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, làmcho nhu cầu tíndụng tăng lên.Đồng thời, nền kinh tế phát triển.Thu nhập
tăng cao, tiết kiệm tăng, nguồn cung ứng vốn cho thị trường tăng.Hai điều kiện này là điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại .Ngược lại , nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, kém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lại hiệu quả , các hoạt động sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, các nguồn vốn cho đầu tư cũng vị thu hẹp ...thì ngân hàng cũng không thể mở rộng hoạt động cho vay được.
Hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt cho các ngân hàng . Các ngân hàng có thể mở rộng cho vay cả bằng ngoại tệ và nội tệ đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như các daonh nghiệp nước ngoài.
Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý trong kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý tác động tới hoạt động kinh doanh , bao gồm: Hệ thống pháp luật, các biện pháp thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường . Môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tại ngân hàng. Ngược lại, khi môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, liên tục có thay đổi nào đó trong các nghị định, quyết định, hiệp định, thương mại được ký kết, ... tất cả đều tác động đến quyết định cho vay đối với DNV&N của ngân hàng.
Các nhân tố thuộc về môi trường an ninh, chinh trị, xã hội
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, không thể rời nhân tố ổn đinh và phát triển kinh tế. Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển thì phải có sự ổn định về an ninh, chinh trị, xã hội. Có thể nói, Việt Nam hiện nay là nước có tình hình trị ổn định , an ninh quốc phòng được giữ vững được thế giới đánh giá là nước có độ an toàn cao, là điều kiện căn bản để phát triển kinh tế đất nược .