Lịch sử nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG BẰNG TÁC NHÂN KHỬ DỊCH CHIẾT NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG PHÂN HỦY XANH METYLEN (Trang 44 - 47)

Năm 1925, Mansfield Clark đã nổi tiếng khi giới thiệu tổng quan về sự ứng dụng của xanh metylen vào công trình kỹ thuật, hóa công nghiệp, sinh học và y học. Nhiều công trình nghiên cứu về xanh metylen đã được xuất bản cách đây hơn 100 năm nhưng hiện nay vẫn còn giá trị và đang tiếp tục được nghiên cứu. Năm 1882, Robert Koch đã phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao cũng nhờ vào quan sát dưới kính hiển vi nhuộm xanh metylen. Năm 1891, xanh metylen được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét bởi hai nhà khoa học Paul Guttmann và Paul Ehrlich. Sau đó với sự phát triển của y học, một số hỗn hợp chứa xanh metylen cũng ra đời để đáp ứng công việc kiểm tra ký sinh trùng gây bệnh sốt rét và phân tích tế bào bạch cầu như dung dịch Giemsa, Eosin A và Azure B. Nhuộm màu với xanh metylen cũng được sử dụng cho nghiên cứu trong y học hiện đại. Điều này lý giải tại sao định nghĩa metylen là “thuốc” hay “chất nhuộm màu”

được dùng lẫn lộn cho đến năm 1918. Năm 2010, có hơn 11.000 công trình nghiên cứu liên quan đến xanh metylen trong y học.

1.4.3. Ứng dụng

Xanh metylen là một hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các ngành nhuộm vải, nilon, da, gỗ, sản xuất mực in, trong xây dựng như để kiểm nghiệm đánh giá chất lượng bê tông và vữa, và được sử dụng trong y học. Trong thủy sản, xanh metylen được sử dụng vào giữa thế kỷ 19 trong công việc điều trị các bệnh về vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Ngoài ra, xanh metylen cũng được cho là hiệu quả trong việc chữa bệnh máu nâu do Met-hemoglobin quá nhiều trong máu. Bệnh này thể hiện dạng hemoglobin bất thường trong máu làm cho việc vận chuyển oxy trong máu khó khăn. Những hợp chất có thể gây ra hiện tượng trên có thể do sử dụng kháng sinh, hàm lượng NO , NO trong nước và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, xanh metylen khó bị phân hủy khi thải ra môi trường nước, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp để xử lý.

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 2.1.1. Nguyên liệu

Lá húng quế tươi, được thu hái tại Hòa Phước, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Hình 2.1. Lá húng quế ti Hòa Phước, Hòa Vang, thành phĐà Nng.

Cách lấy mẫu: Hái lá húng quế tươi, xanh, không bị sâu, không bị úa lá, làm sạch lá, cắt thật nhỏ.

2.1.2. Dụng cụ và hóa chất

a. Dng c và thiết b

- Bình cầu 500 mL; bếp cách thủy; ống sinh hàn; giá sắt; cốc thủy tinh 50 mL, 100 mL, 250 mL; bình tam giác 100 mL, 250 mL; pipet 1 mL, 5 mL, 10 mL, 25 mL, 50 mL; nhiệt kế; chén sứ, giấy lọc.

- Cân phân tích, tủ sấy, bình hút ẩm, lò nung, máy li tâm lớn, máy khuấy từ gia nhiệt.

XRD, TEM.

b. Hóa cht

- Đồng sunphat pentahydrat (CuSO4.5H2O) - Natri hydroxit (NaOH)

- Axit clohidric (HCl) - Xanh metylen - Nước cất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG BẰNG TÁC NHÂN KHỬ DỊCH CHIẾT NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG PHÂN HỦY XANH METYLEN (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)