CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG ELECTRONICS

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG ELECTRONIC (Trang 26 - 27)

CỦA SAMSUNG ELECTRONICS

Samsung có chuỗi cung ứng hoạt động khá hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên vẫn còn có một số các hạn chế, sau đây là các cách giải pháp nhằm giúp cho công ty Samsung làm tốt và có hiệu quả hơn, tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. Samsung chưa tự chủ được nguồn cung các linh kiện, phụ kiện, vật liệu cho mình, chủ yếu được nhập từ nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Đây được coi là một trong những thách thức của Samsung vì như vậy sẽ làm giá thành sản phẩm tăng lên cao hơn

Công ty Samsung nên đầu tư thêm dây chuyền sản xuất các linh kiện, phụ kiện, vừa phục vụ sản xuất của công ty vừa cung ứng ra thị trường hoặc có thể mua từ các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế, Samsung đã đặt vấn đề với các doanh nghiệp Việt Nam là muốn mua 100 loại linh - phụ kiện từ nhà cung cấp trong nước. Thông tin từ yêu cầu đặt hàng của SEV cho thấy, các linh phụ kiện này sẽ dùng cho điện thoại thông minh Galaxy S4 và sản phẩm máy tính bảng Tablet 7 inch được sản xuất tại Việt Nam với các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp như sạc pin, tai nghe, thiết bị lưu dữ liệu USB, keo cách nhiệt, cáp truyền dữ liệu, vỏ điện thoại. Trong đó, chỉ riêng sản phẩm sạc pin các loại, nhu cầu của SEV cần khoảng 400 triệu chiếc mỗi năm. Đề nghị của SEV là khả thiện chí bởi việc tìm các nhà cung cấp linh kiện nội địa có lợi cho cả Việt Nam lẫn Samsung. Phía Việt Nam, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận, kích thích công nghiệp hỗ trợ phát triển, nguồn thu thuế cũng tăng theo. Với Samsung, họ được giảm thuế, phí vận chuyển, phí nhân công... Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa đáp ứng được các yêu cầu mà Samsung đưa ra. Từ đó cho thấy Samsung nên có các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam để đôi bên cũng có lợi, hợp tác cùng phát triển.

Thêm vào đó, Samsung cần mở rộng thêm nhà phân phối, để phân phối sản phẩm trên thị trường hiệp quả hơn. Đồng thời, cần phải chủ động và thích ứng hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh, có như thế thì Samsung với có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Thực hiện các hoạt động logistics tối ưu hơn, các hoạt động như thuê ngoài vận chuyển, hay nghiệp vụ xử lí các chứng từ cần được hoàn thiện hơn, rút ngắn thời gian nhập và xuất hàng...

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG ELECTRONIC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w