Xuất khẩu là một trong những hình thức thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ sản xuất và đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài để tiêu thụ. Lợi ích lớn nhất mà xuất khẩu mang lại là mở rộng cơ sở khách hàng của doanh nghiệp bằng cách khai thác nhu cầu nước ngoài. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, có thêm thu nhập tiềm năng trong khi giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa. Các hình thức xuất khẩu có thể chia thành hai dạng chính sau đây:
Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp sẽ tự
trực tiếp bán sản phẩm của mình cho các người mua ở thị trường nước ngoài mà không hề qua bất cứ bên trung gian nào, với tư cách người bán thì doanh nghiệp sẽ không mất bất cứ khoản phí nào cho bên thứ ba, nên áp dụng đối với các doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn.
- Ưu điểm: doanh nghiệp có thể có được mức kiểm soát cao hơn ở các giai đoạn trong quá trình giao dịch và sẽ có được thêm nhiều thông tin về thị trường để tăng khả năng cạnh tranh; vì là trực tiếp bán không có bên trung gian (bên thứ ba) nên doanh nghiệp sẽ có được mức lợi nhuận cao hơn đồng đồng thời sẽ sở hữu được mối quan hệ gắn thiết hơn với khách hàng, xây dựng được lòng trung
thành đối với thương hiệu; khi xảy ra vấn đề có thể linh hoạt để xử lý, chuyển hướng hay thậm chí rút lui khỏi thị trường
- Khuyết điểm: nếu các doanh nghiệp quy mô nhỏ thực hiện sẽ bị hạn chế ở kinh nghiệm và nguồn lực, yêu cầu doanh nghiệp phải có nhân lực ở các vị trí chuyên môn chuyên biệt; doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính lớn hơn vì phải trực tiếp tham gia các hoạt động trong quá trình xuất khẩu kéo theo đó là rủi ro cao hơn, phải tự tìm được khách hàng và củng cố cơ sở khách hàng
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu không đòi hỏi sự tiếp xúc trực
tiếp với người mua nước ngoài, doanh nghiệp sẽ thông qua bên thứ ba để bán hàng trực tiếp cho người mua hay nhà nhập khẩu quốc tế. Đây là cách tiếp cận ít tốn kém nhất và nhanh nhất để thâm nhập vào thị trường quốc tế vì thường được áp dụng với các cơ sở, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện để xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường cũng như các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
- Ưu điểm: các giai đoạn trong quá trình xuất khẩu (vận chuyển quốc tế, các vấn đề vấn luật và tài chính,..) được xử lý bởi bên trung gian vì doanh nghiệp không trực tiếp mua bán với khách hàng quốc tế nên sẽ không yêu cầu nhiều kinh nghiệp, kiến thức xuất nhập khẩu về mặt nhân lực, doanh nghiệp không cần phải đầu tư thời gian cũng như ngân sách để tìm kiếm người mua vì có các bên trung gian có nhiều kinh nghiệm trong tìm hiểu thị trường giúp doanh nghiệp nhanh mở rộng toàn cầu cũng như tăng doanh số bán hàng.
- Khuyết điểm: vì phải chia một phần lợi nhuận cho các bên trung gian nên doanh nghiệp sẽ sở hữu ít tỷ suất lợi nhuận hơn; đồng thời doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào các cam kết với đối tác và nếu người trung gian làm việc không có hiệu quả thì sẽ cản trở đến hoạt động xuất khẩu và lợi nhuận của công ty; vì làm việc qua trung gian nên doanh nghiệp không thể sở hữu các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng cho nên không thể cung cấp các dịch vụ gia tăng khác; khó hiểu được thị trường đang xuất khẩu vì không trực tiếp thực hành tìm hiểu thị trường.