TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỐI ƯU HÓA MẶT BẰNG THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA SIÊU THỊ BIG C (Trang 32)

BỐ TRÍ MẶT BẰNG TẠI CHUỖI SIÊU THỊ BIG C

I. Giới thiệu chung về siêu thị Big c

 Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Brazil,… có tới hơn 200000 nhân viên.

 Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai vào năm 1998. Hiện nay các chuỗi siêu thị Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phịng, Biên Hòa, Đà Lạt,… .

 Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam, mỗi cửa hàng có trên 50000 mặt hàng khác nhau từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy, đồ gia dụng, thiết bị nghe nhìn,… tất cả đều được bán với tiêu chí giá lẻ như giá sỉ.

 Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng được cập nhật mới nhất mỗi ngày, có cả các mặt hàng độc quyền thuộc nhiều chủng loại được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài.

 Cứ đều đặn 3 tuần 1 lần, Big C lại phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ khơng bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa.

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển vì thế Big C cũng đã áp dụng các hình thức đi chợ online qua các app như Zalo, Shopeefood, Grab,… để có thể phù hợp hơn với những khách hàng khơng có thời gian tới trực tiếp chi nhánh đồng thời nó rất thiết thực trong mùa dịch thời gian này với những ưu đãi cực kì hấp dẫn như miễn phí ship trong vịng 3km,… .

 Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C

 Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C

 Trụ sở tại Việt Nam: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

 Năm thành lập: 1998

 Ngành nghề kinh doanh: Phân phối bán

 Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh

 Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên).

Hoạt động kinh doanh chiến lược:

+ Gian hàng cho thuê + Cung ứng hàng hóa + Dịch vụ

Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

- Tầm nhìn chiến lược: Ni dưỡng một thế giới đa dạng

- Sứ mệnh kinh doanh: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách

hàng.

Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Hành lang thương mại Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngồi siêu thị để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh. Tuy nhiên, những hồn hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong siêu thị. Nhờ đó, khách hàng đến mua sắm tại Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất đinh, góp phần tăng kinh nghiệm của sắm của khách hàng tại Big C.

Hoạt động kinh doanh tại các hàng lang thương mại Big c được chia thành 4 nhóm: - Ăn - uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực…

- Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, khu vui chơi dành cho thiếu nhi,… - Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, …

- Dịch vụ: máy rút tiền tự động (ATM),…

 Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre-service)  Phương thức thanh tốn thuận tiện: tiền mặt, ví zalopay, thẻ atm,…  Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày.

 Sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa.

III. Vai trị của yếu tố bố cục và trưng bày siêu thị trong các chiến lược của siêu thị

Đây được coi là một chiến lược đóng một vai trị hết sức quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà người tiêu dùng ngày càng trở nên khó bị tác động hơn bởi vì:

 Thứ nhất, nó là yếu tố quan trọng vì nó quyết định bộ mặt và cách mà siêu thị “giao tiếp” với khách hàng.

 Thứ hai, xuất phát từ hai đặc trưng chủ yếu của siêu thị, việc bố cục và trưng bày tốt tại một siêu thị ngồi vai trị thu hút các khách hàng hiện tại mà cịn có thể thu hút thêm những khách hàng khác từ các kênh phân phối khác sang kênh phân phối tại siêu thị.

IV. Bố trí mặt bằng tại hệ thống siêu thị.

1. Mục đích

Việc bố trí siêu thị theo một trật tự nhất định có hai mục đích tương đối trái ngược nhau:

+ Một là tập trung vào việc kéo dài thời gian mua sắm của người tiêu dùng từ đó tăng thời gian khách hàng “tiếp xúc” với các sản phẩm để làm tăng khả năng gợi nhớ đến nhu cầu. Mục tiêu này được các siêu thị có lượng khách hàng thích cảm giác đi mua sắm sử dụng khá thường xuyên.

+ Hai là tập trung vào việc bố trí những loại hàng hóa một cách tiện lợi nhất cho khách hàng trong việc tìm kiếm và lấy sản phẩm. Mục tiêu này có thể làm giảm thời gian mua sắm của họ, tuy nhiên, siêu thị có thể sẽ phục vụ được nhóm khách hàng khơng có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm hoặc khơng thích việc này.

Một bố cục hợp lý sẽ giúp các chủ siêu thị cân bằng các mục đích này. Hơn nữa, khơng gian tại siêu thị là có giới hạn, phải sắp xếp hàng hóa ra sao để có thể tiết kiệm khơng gian nhất nhưng vẫn bảo đảm sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng là câu hỏi lớn dành cho các nhà quản trị siêu thị khi quy hoạch không gian.

V. Quy trình

1. Phân loại hàng hóa

- Phân loại hàng hóa là nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất hay cơng dụng của sản phẩm hoặc có thể hiểu là chia nhóm các sản phẩm của siêu thị theo thói quen mua sắm của khách hàng.

Có một số cách phân loại hàng hóa thường được sử dụng nhất:

Phân loại hàng hóa theo chức năng: Hàng hóa được nhóm theo cách sử dụng thơng thường cuối cùng

Nhóm hàng có khả năng thúc đẩy mua cao: Các hàng hóa sẽ được phân loại dựa vào khả năng lơi cuốn ham muốn mua hàng và khuyến khích khách hàng sẵn sàng dành thời gian cho việc mua sắm.

Phân loại theo đặc tính đặc biệt của sản phẩm: Được sử dụng cho những hàng hóa cần sự trưng bày đặc biệt. Một siêu thụ có khu vực lạnh, khu vực nhiệt độ bình thường,…

2. Phân chia khu vực

- Phân chia khu vực bảo gồm việc đặt những món sản phẩm giống hoặc có liên hệ lại với nhau theo một cách dễ hiểu và theo hướng di chuyển trong cửa hàng có logic giúp khách dễ tìm được sản phẩm họ muốn mua ở đâu trong siêu thị.

Một số tiêu chí cần đảm bảo trong việc sắp xếp khu vực bố trí các ngành hàng:

Sự liên quan giữa các ngành hàng: dựa vào mối quan hệ có thể thay thế hay bổ sung cho nhau giữa các sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau, siêu thị có thể bố trí các ngành hàng này ở những vị trí gần nhau nhằm tạo nên sự thuận tiện và gợi cho khách hàng nhớ hoặc này sinh nhu cầu về sản phẩm liên quan

Bố cục rõ ràng, rộng rãi, dễ di chuyển: tiêu chí này được đặt ra nhằm đảm bảo sự lưu thông của khách hàng và nhân viên trong siêu thị được dễ dàng, liên tục, ngay cả trong những giờ cao điểm mua sắm tại siêu thị. Mỗi một khu vực trong siêu thị có mỗi giá trị khác nhau tùy thuộc và mục đích sử dụng và mối liên hệ với các khu vực khác tới sự lưu thơng tại các lối đi, cửa vào,… Nhìn chung, một siêu thị nhiều tầng, giá trị của một không gian giảm dần khi lên cao và cách xa lối vào. Vị trí trong một tầng cũng quan trọng khi phân chia các địa điểm cho các gian hàng. Địa điểm tốt nhất là gần cửa vào, lối đi chính, thang máy vì số lượng khách hàng qua lại nhiều

3. Sự sắp xếp tổng thể không gian siêu thị.

Nhà quản lý siêu thị phải thỏa mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hóa tại tất cả các khu vực của cửa hàng đồng thời phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Có rất nhiều các biến tấu bố cực siêu thị nhưng chung quy lại có 3 cách sắp xếp không gian siêu thị cơ bản nhất. Các siêu thị có thể sử dụng một hoặc kết hợp các kiểu bố trí này tùy thuộc vào mục đích của mình.

+ Bố trí kệ hàng theo các khối

Các quầy hàng được sắp xếp thành các đường song song. Cách thức này giống như dựng lên các hàng rao ngăn cản sự di chuyển tự do với mục đích là tăng tối đa khơng gian bán hàng và đơn giản hóa an ninh. Do vậy, kiểu bố trí này mang lại hiệu quả cho siêu thị chứ không phải mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Bố cục này sẽ buộc khách hàng phải xuôi theo lối đi chính hay đi qua các dãy kệ mới tới được vị trí sản phẩm cần mua. Điều này làm gia tăng thời gian mua sắm của khách hàng tại siêu thị.

+ Luồng di chuyển tự do

Kiểu bố cục này buộc cửa hàng phải bỏ bớt đi kho hoặc không gian trưng bày để tại ra nhiều lối đi giữa các khu vực bày, các vật cố định và lối đi được sắp xếp một cách không cân xứng, các kệ hàng được đặt theo kiểu mở, được sử dụng có chiều cao tương đối thấp nên tầm nhìn bao quát có thể có được tại mọi điểm trong cửa hàng. Khách hàng được khuyến khích di chuyển tự do và lựa chọn sản phẩm. Mục dích của bố cục này là mang tới cho khách hàng một không gian mua sắm rộng rãi, thoải mái giúp cho việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn. Hình thức này địi hỏi phải có một thiết kế cẩn thận và đi kèm với đó là mức chi phí cao. Kiểu này thường được sử dụng tại các cửa hàng đặc biệt, cửa hàng nhỏ bán quần áo hoặc bày hàng mới ra mắt. + Bố cục Race track

Đối với kiểu bố cục này, không gian tổng thể được chia thành nhiều khu vực đọc lập được thiết kế dường như có sự tương đồng với nhau và có một lối đi chính đi qua những khu vực này.

VI. Thực trạng bố trí mặt bằng ở siêu thị Big C Hồng Văn Thụ

Chiến lược kinh doanh của Big C tập trung vào khách hàng với mục tiêu là: Đông đảo người dân sống xung quanh khu vực siêu thị với nhu cầu mua sắm về những hàng hóa hàng ngày với giá trung bình, thấp. Với

định vị là “Giá rẻ cho mọi nhà”. Với chiến lược đó mà siêu thị ln có một số lượng lớn hàng hóa, phong phú đa dạng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân xung quanh khu vực.

Hầu hết các siêu thị từ Big C, Coop Mart,… đều áp dụng hình thức bố trí theo các khối để có thể để cho khách hàng “giao tiếp” với hàng hóa nhiều hơn từ đó kéo dài “thời gian mua sắm” của họ.

Ở Big C sử dụng các kệ hàng cao bình thường khoảng 1,8-2m, kệ hàng khuyến mãi cao 1,2m khoảng cách giữa các kệ là khoảng 1,5m, chiều dài kệ hàng khoảng 6-7m. Để có thể khắc phục nhược điểm của các bố cục theo khối này, Big C đã sắp xếp dọc bờ từng là nhóm các sản phẩm sữa, khăn mặt. Đây là những nhóm hàng có dự định mua từ trước nên khách hàng sẽ phải đi dọc hết các kệ mới tới được sản phẩm cần mua do đó sẽ kéo dài thời gian mua sắm.

Sơ đồ bố cục Big C Hoàng Văn Thụ

Nếu như nhìn từ phía ngồi vào ta sẽ có sự hình dung về Big C như trên. Và các vị trí đặc biết xung quanh đó là: khu vực khuyến mãi, quầy thu ngân, cổng vào,…

Khu 1’: Các sản phẩm đông lạnh kem, cá, sữa, bơ và khu vực chế biến đồ ăn nhanh Khu 2: Rượu, bánh kẹo các loại

Khu 2’: Trái cây, sữa, mì gói, gia vị (dầu ăn, nước mắm,…) Khu 3: Đồ dùng hóa mĩ phẩm

Khu 3’: Đồ dùng tẩy rửa, … Khu 4 và 4’: Quần áo

Khu 5 và 5’: Đồ dùng gia dụng

Với thế mạnh là quần áo, hệ thông Big C luôn dành một khoảng không gian lớn cho việc trưng bày các sản phẩm quần áo. Việc bố trí các kệ hàng tại khu vực này cũng

khác so với các khu vực còn lại. Các kệ hàng được bố trí theo cách tạo nên luồng di chuyển tự do cho khách hàng. Mục đích của việc này là tạo cho khách hàng cảm giác như đang đi dạo trong các shop bình thường. Đặc biệt, đối với khu vực này, những hàng hóa khuyến mãi ln được Big C trưng bày khá nhiều và lộn xộn trong một số khu vực. Đây khơng hẳn là điểm hạn chế của Big C vì sự sắp xếp này kích thích khách hàng tìm

kiếm những mặt hàng rẻ, đẹp được khuyến mãi khi họ đi mua sắm trong các dịp khuyến mãi tại các cửa hàng thời trang khác.

Bên cạnh đó, một số khu đặc biệt như khu khuyến mãi, khu vực giáp tường (như hình trên) dọc lối đi cổng vào và giao giữa các khu vực trưng bày khuyến mãi. Đây là khu vực có lưu lượng người đơng đúc qua lại đặc biệt là cổng ra vào.

VII. Nhận xét chung

Ở Big C, phân chia các khu vực theo ngành hàng và các nhóm hàng cụ thể. Bên cạnh đó ln có hai khu vực riêng biệt là khu vực cho thuê và khu vực kinh doanh. Phân chia các khu vực và ngành hàng dựa trên công dụng, chức năng của các ngành hàng. Bên cạnh đó cũng có xét về yếu tố vị trí và thói quen, hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị thường có liên quan và bổ trợ cho nhau.

Lối di chuyển dành cho khách hành: cổng vào ở phía bên trái tức phía tay phải của khách khi đi vào siêu thị. Với cách bố trí này khách hàng sẽ có xu hướng di chuyển ngược chiều kim đồng hồ từ phải qua trái.

Nhìn chung cách bố trí hàng hóa của Big C đẹp mắt, dễ tìm và được trưng bày theo từng khu vực theo công dụng, chức năng của sản phẩm khu vực đó.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một số hạn chế đó là khoảng cách giữa các gian hàng vẫn còn khá hẹp, vào các dịp lễ hay cuối tuần tạo cảm khác chật chội, khó di chuyển cho khách hàng. Đồng thời, một số mặt hàng được bố trí trên ơ cao của kệ hàng làm cho khách hàng khó có thể tự lấy và làm khuất tầm nhìn của họ. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng mùi từ các khu đồ sống như cá,… làm ảnh hưởng không gian xung quanh.

- Sắp xếp, bày biện hàng hóa hợp lý, có mỹ thuật giúp tăng nhu cầu mua sắm cho khách hàng, tạo cho họ cảm giác thoải mái, vui vẻ sau mỗi lần mua sắm - yếu tố quan trọng tác động tới lòng trung thành của khách hàng mua sắm với siêu thị

- Không ngừng phát triển siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.

- Phân chia khu vực bao gồm việc đặt những nhóm sản phẩm giống hoặc có liên hệ lại với nhau theo một

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỐI ƯU HÓA MẶT BẰNG THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA SIÊU THỊ BIG C (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)