Các đặc trưng quan trọng của siêu thị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỐI ƯU HÓA MẶT BẰNG THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA SIÊU THỊ BIG C (Trang 33)

 Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre-service)  Phương thức thanh tốn thuận tiện: tiền mặt, ví zalopay, thẻ atm,…  Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày.

 Sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa.

III. Vai trị của yếu tố bố cục và trưng bày siêu thị trong các chiến lược của siêu thị

Đây được coi là một chiến lược đóng một vai trị hết sức quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà người tiêu dùng ngày càng trở nên khó bị tác động hơn bởi vì:

 Thứ nhất, nó là yếu tố quan trọng vì nó quyết định bộ mặt và cách mà siêu thị “giao tiếp” với khách hàng.

 Thứ hai, xuất phát từ hai đặc trưng chủ yếu của siêu thị, việc bố cục và trưng bày tốt tại một siêu thị ngồi vai trị thu hút các khách hàng hiện tại mà cịn có thể thu hút thêm những khách hàng khác từ các kênh phân phối khác sang kênh phân phối tại siêu thị.

IV. Bố trí mặt bằng tại hệ thống siêu thị.

1. Mục đích

Việc bố trí siêu thị theo một trật tự nhất định có hai mục đích tương đối trái ngược nhau:

+ Một là tập trung vào việc kéo dài thời gian mua sắm của người tiêu dùng từ đó tăng thời gian khách hàng “tiếp xúc” với các sản phẩm để làm tăng khả năng gợi nhớ đến nhu cầu. Mục tiêu này được các siêu thị có lượng khách hàng thích cảm giác đi mua sắm sử dụng khá thường xuyên.

+ Hai là tập trung vào việc bố trí những loại hàng hóa một cách tiện lợi nhất cho khách hàng trong việc tìm kiếm và lấy sản phẩm. Mục tiêu này có thể làm giảm thời gian mua sắm của họ, tuy nhiên, siêu thị có thể sẽ phục vụ được nhóm khách hàng khơng có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm hoặc khơng thích việc này.

Một bố cục hợp lý sẽ giúp các chủ siêu thị cân bằng các mục đích này. Hơn nữa, khơng gian tại siêu thị là có giới hạn, phải sắp xếp hàng hóa ra sao để có thể tiết kiệm khơng gian nhất nhưng vẫn bảo đảm sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng là câu hỏi lớn dành cho các nhà quản trị siêu thị khi quy hoạch không gian.

V. Quy trình

1. Phân loại hàng hóa

- Phân loại hàng hóa là nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất hay cơng dụng của sản phẩm hoặc có thể hiểu là chia nhóm các sản phẩm của siêu thị theo thói quen mua sắm của khách hàng.

Có một số cách phân loại hàng hóa thường được sử dụng nhất:

Phân loại hàng hóa theo chức năng: Hàng hóa được nhóm theo cách sử dụng thơng thường cuối cùng

Nhóm hàng có khả năng thúc đẩy mua cao: Các hàng hóa sẽ được phân loại dựa vào khả năng lơi cuốn ham muốn mua hàng và khuyến khích khách hàng sẵn sàng dành thời gian cho việc mua sắm.

Phân loại theo đặc tính đặc biệt của sản phẩm: Được sử dụng cho những hàng hóa cần sự trưng bày đặc biệt. Một siêu thụ có khu vực lạnh, khu vực nhiệt độ bình thường,…

2. Phân chia khu vực

- Phân chia khu vực bảo gồm việc đặt những món sản phẩm giống hoặc có liên hệ lại với nhau theo một cách dễ hiểu và theo hướng di chuyển trong cửa hàng có logic giúp khách dễ tìm được sản phẩm họ muốn mua ở đâu trong siêu thị.

Một số tiêu chí cần đảm bảo trong việc sắp xếp khu vực bố trí các ngành hàng:

Sự liên quan giữa các ngành hàng: dựa vào mối quan hệ có thể thay thế hay bổ sung cho nhau giữa các sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau, siêu thị có thể bố trí các ngành hàng này ở những vị trí gần nhau nhằm tạo nên sự thuận tiện và gợi cho khách hàng nhớ hoặc này sinh nhu cầu về sản phẩm liên quan

Bố cục rõ ràng, rộng rãi, dễ di chuyển: tiêu chí này được đặt ra nhằm đảm bảo sự lưu thông của khách hàng và nhân viên trong siêu thị được dễ dàng, liên tục, ngay cả trong những giờ cao điểm mua sắm tại siêu thị. Mỗi một khu vực trong siêu thị có mỗi giá trị khác nhau tùy thuộc và mục đích sử dụng và mối liên hệ với các khu vực khác tới sự lưu thơng tại các lối đi, cửa vào,… Nhìn chung, một siêu thị nhiều tầng, giá trị của một không gian giảm dần khi lên cao và cách xa lối vào. Vị trí trong một tầng cũng quan trọng khi phân chia các địa điểm cho các gian hàng. Địa điểm tốt nhất là gần cửa vào, lối đi chính, thang máy vì số lượng khách hàng qua lại nhiều

3. Sự sắp xếp tổng thể không gian siêu thị.

Nhà quản lý siêu thị phải thỏa mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hóa tại tất cả các khu vực của cửa hàng đồng thời phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Có rất nhiều các biến tấu bố cực siêu thị nhưng chung quy lại có 3 cách sắp xếp khơng gian siêu thị cơ bản nhất. Các siêu thị có thể sử dụng một hoặc kết hợp các kiểu bố trí này tùy thuộc vào mục đích của mình.

+ Bố trí kệ hàng theo các khối

Các quầy hàng được sắp xếp thành các đường song song. Cách thức này giống như dựng lên các hàng rao ngăn cản sự di chuyển tự do với mục đích là tăng tối đa khơng gian bán hàng và đơn giản hóa an ninh. Do vậy, kiểu bố trí này mang lại hiệu quả cho siêu thị chứ không phải mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Bố cục này sẽ buộc khách hàng phải xi theo lối đi chính hay đi qua các dãy kệ mới tới được vị trí sản phẩm cần mua. Điều này làm gia tăng thời gian mua sắm của khách hàng tại siêu thị.

+ Luồng di chuyển tự do

Kiểu bố cục này buộc cửa hàng phải bỏ bớt đi kho hoặc không gian trưng bày để tại ra nhiều lối đi giữa các khu vực bày, các vật cố định và lối đi được sắp xếp một cách không cân xứng, các kệ hàng được đặt theo kiểu mở, được sử dụng có chiều cao tương đối thấp nên tầm nhìn bao quát có thể có được tại mọi điểm trong cửa hàng. Khách hàng được khuyến khích di chuyển tự do và lựa chọn sản phẩm. Mục dích của bố cục này là mang tới cho khách hàng một không gian mua sắm rộng rãi, thoải mái giúp cho việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn. Hình thức này địi hỏi phải có một thiết kế cẩn thận và đi kèm với đó là mức chi phí cao. Kiểu này thường được sử dụng tại các cửa hàng đặc biệt, cửa hàng nhỏ bán quần áo hoặc bày hàng mới ra mắt. + Bố cục Race track

Đối với kiểu bố cục này, không gian tổng thể được chia thành nhiều khu vực đọc lập được thiết kế dường như có sự tương đồng với nhau và có một lối đi chính đi qua những khu vực này.

VI. Thực trạng bố trí mặt bằng ở siêu thị Big C Hồng Văn Thụ

Chiến lược kinh doanh của Big C tập trung vào khách hàng với mục tiêu là: Đông đảo người dân sống xung quanh khu vực siêu thị với nhu cầu mua sắm về những hàng hóa hàng ngày với giá trung bình, thấp. Với

định vị là “Giá rẻ cho mọi nhà”. Với chiến lược đó mà siêu thị ln có một số lượng lớn hàng hóa, phong phú đa dạng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân xung quanh khu vực.

Hầu hết các siêu thị từ Big C, Coop Mart,… đều áp dụng hình thức bố trí theo các khối để có thể để cho khách hàng “giao tiếp” với hàng hóa nhiều hơn từ đó kéo dài “thời gian mua sắm” của họ.

Ở Big C sử dụng các kệ hàng cao bình thường khoảng 1,8-2m, kệ hàng khuyến mãi cao 1,2m khoảng cách giữa các kệ là khoảng 1,5m, chiều dài kệ hàng khoảng 6-7m. Để có thể khắc phục nhược điểm của các bố cục theo khối này, Big C đã sắp xếp dọc bờ từng là nhóm các sản phẩm sữa, khăn mặt. Đây là những nhóm hàng có dự định mua từ trước nên khách hàng sẽ phải đi dọc hết các kệ mới tới được sản phẩm cần mua do đó sẽ kéo dài thời gian mua sắm.

Sơ đồ bố cục Big C Hồng Văn Thụ

Nếu như nhìn từ phía ngồi vào ta sẽ có sự hình dung về Big C như trên. Và các vị trí đặc biết xung quanh đó là: khu vực khuyến mãi, quầy thu ngân, cổng vào,…

Khu 1’: Các sản phẩm đông lạnh kem, cá, sữa, bơ và khu vực chế biến đồ ăn nhanh Khu 2: Rượu, bánh kẹo các loại

Khu 2’: Trái cây, sữa, mì gói, gia vị (dầu ăn, nước mắm,…) Khu 3: Đồ dùng hóa mĩ phẩm

Khu 3’: Đồ dùng tẩy rửa, … Khu 4 và 4’: Quần áo

Khu 5 và 5’: Đồ dùng gia dụng

Với thế mạnh là quần áo, hệ thông Big C luôn dành một khoảng không gian lớn cho việc trưng bày các sản phẩm quần áo. Việc bố trí các kệ hàng tại khu vực này cũng

khác so với các khu vực còn lại. Các kệ hàng được bố trí theo cách tạo nên luồng di chuyển tự do cho khách hàng. Mục đích của việc này là tạo cho khách hàng cảm giác như đang đi dạo trong các shop bình thường. Đặc biệt, đối với khu vực này, những hàng hóa khuyến mãi ln được Big C trưng bày khá nhiều và lộn xộn trong một số khu vực. Đây không hẳn là điểm hạn chế của Big C vì sự sắp xếp này kích thích khách hàng tìm

kiếm những mặt hàng rẻ, đẹp được khuyến mãi khi họ đi mua sắm trong các dịp khuyến mãi tại các cửa hàng thời trang khác.

Bên cạnh đó, một số khu đặc biệt như khu khuyến mãi, khu vực giáp tường (như hình trên) dọc lối đi cổng vào và giao giữa các khu vực trưng bày khuyến mãi. Đây là khu vực có lưu lượng người đơng đúc qua lại đặc biệt là cổng ra vào.

VII. Nhận xét chung

Ở Big C, phân chia các khu vực theo ngành hàng và các nhóm hàng cụ thể. Bên cạnh đó ln có hai khu vực riêng biệt là khu vực cho thuê và khu vực kinh doanh. Phân chia các khu vực và ngành hàng dựa trên công dụng, chức năng của các ngành hàng. Bên cạnh đó cũng có xét về yếu tố vị trí và thói quen, hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị thường có liên quan và bổ trợ cho nhau.

Lối di chuyển dành cho khách hành: cổng vào ở phía bên trái tức phía tay phải của khách khi đi vào siêu thị. Với cách bố trí này khách hàng sẽ có xu hướng di chuyển ngược chiều kim đồng hồ từ phải qua trái.

Nhìn chung cách bố trí hàng hóa của Big C đẹp mắt, dễ tìm và được trưng bày theo từng khu vực theo công dụng, chức năng của sản phẩm khu vực đó.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một số hạn chế đó là khoảng cách giữa các gian hàng vẫn còn khá hẹp, vào các dịp lễ hay cuối tuần tạo cảm khác chật chội, khó di chuyển cho khách hàng. Đồng thời, một số mặt hàng được bố trí trên ơ cao của kệ hàng làm cho khách hàng khó có thể tự lấy và làm khuất tầm nhìn của họ. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng mùi từ các khu đồ sống như cá,… làm ảnh hưởng không gian xung quanh.

- Sắp xếp, bày biện hàng hóa hợp lý, có mỹ thuật giúp tăng nhu cầu mua sắm cho khách hàng, tạo cho họ cảm giác thoải mái, vui vẻ sau mỗi lần mua sắm - yếu tố quan trọng tác động tới lòng trung thành của khách hàng mua sắm với siêu thị

- Không ngừng phát triển siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.

- Phân chia khu vực bao gồm việc đặt những nhóm sản phẩm giống hoặc có liên hệ lại với nhau theo một cách dễ hiều và theo hướng di chuyển trong siêu thị có logic, giúp họ dễ dàng tìm được sản phẩm họ muốn mua ở đâu.

- Quy hoạch không gian siêu thị hợp lý. Một kế hoạch bố cục tổng thể siêu thị hợp lý sẽ có thể tối đa hóa khogno gian bán hàng, đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng mang lại doanh thu cao nhất. - Áp dụng công nghệ công tin vào việc quản lý hàng hóa, quy hoạch mặt bằng.

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢOTÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aghazadeh, S., Hafeznezami, S., Najjar, L. and Huq, Z., 2011. The influence of work cells and facility layout on the manufacturing efficiency | Emerald Insight. [online] Doi.org. Truy cập tại:

<https://doi.org/10.1108/14725961111148117> [Truy cập: ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Ali Naqvi, S. A., Fahad, M., Atir, M., Zubair, M., & Shehzad, M. M. (2016). Productivity improvement of a manufacturing facility using systematic layout planning. Cogent Engineering, 3(1), 1207296. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Hu, W. et al. (2021) ‘A preliminary prototyping approach for emerging metro-based underground logistics systems: operation mechanism and facility layout’, International Journal of Production

Research, 59(24), pp. 7516–7536. doi: 10.1080/00207543.2020.1844333. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Kikolski, M., & Ko, C. H. (2018). Facility layout design–review of current research directions.

Engineering Management in Production and Services, 10(3). [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Korde, M., Sahu, D. and Shahare, A., 2017. Design and Development of Simulation Model for Plant Layout. International Journal of Science Technology & Engineering, 3(09), pp.445-449. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Kovács, G., 2020. Combination of Lean value-oriented conception and facility layout design for even more significant efficiency improvement and cost reduction. International Journal of Production

Research, 58(10), pp.2916-2936. György Kovács (2020) [Truy cập: ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Nyemba, W. R., Mbohwa, C., & Nyemba, L. E. (2016). Optimization of a plant layout and materials handling system for a furniture manufacturing company. In Proceedings of the World [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Sơn, N. và Trinh, N., 2016. Quan điểm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất tinh gọn trong thiết kế lại bố trí

xưởng may ở cơng ty may mặc mặt đất, giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất lao động . [trực tuyến]

Jte.hcmute.edu.vn. Có tại: <https://jte.hcmute.edu.vn/index.php/jte/article/view/448/383> [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Sun, X. and Wu, J., 2017. Combinatorial optimization of bus lane infrastructure layout and bus operation management. Advances in Mechanical Engineering, 9(9), pp.1-11. [Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022].

Võ Trọng Cang (2012) “Plant layout design using Arena simulation”, Journal of Technical Education

Science, (23), p.88. Truy cập tại: https://jte.hcmute.edu.vn/index.php/jte/article/view/664 [Truy cập: ngày 01

tháng 04 năm 2022].

Vi.wikipedia.org. 2022. Big C - Wikipedia tiếng Việt . [trực tuyến] Có tại: <https://vi.wikipedia.org/wiki/Big_C> [Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2022].

123docz.net. 2015. Cảm nhận khách hàng về bố cục và trưng bày hàng hóa của siêu thị lớn c huế . [trực tuyến] Có tại: <https://123docz.net/document/3929893-cam-nhan-cua-khach-hang-ve-bo-cuc-va-trung-bay- hang-hoa-cua-sieu-thi -big-c-hue.htm> [Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2022].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỐI ƯU HÓA MẶT BẰNG THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA SIÊU THỊ BIG C (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)