huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Bản Phố 4.3.1.1. Lượng khách đến du lịch tại xã Bản Phố
Khách du lịch là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một địa phương tổ chức du lịch. Trong những năm gần đây, khi đời sống của người dân ngày càng ổn định và được nâng cao thì du lịch là một điều tất yếu. Các tour du lịch đến xã Bản Phố ngày càng tăng. Xã Bản Phố là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch, đến với xã Bản Phố khu khách sẽ được tham quan, tìm hiểu văn hóa và đời sống của người dân. Lượng khách du lịch tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho người dân tham gia hoạt động du lịch của địa phương.
Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến với xã Bản Phố Chỉ tiêu năm 2018 2019 2020 SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số 98.000 100 141.500 100 192.000 100 Khách nội địa 47.000 47,96 70.700 49,96 80.000 41,67 Khách quốc tế 51.000 52,04 70.800 50,04 112.000 58,33
Năm 2020 xã Bản Phố thu hút được 192.000 lượng khách, trong đó có 112.000 là lượng du khách quốc tế tăng lên 6,29% so với năm 2018. Lượng khách nội địa cũng tăng dần qua các năm.
Bên cạnh đó với các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn xã, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm thu hút du khách, những kỷ niệm khó quên cho những ai từng đến đây và muốn quay lại vào một dịp không xa.
4.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
Cơ sở vật chất được xem là một trong những tiền đề tạo nên sự thay đổi. Từ các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới được thực hiện, xã đã có những chuyển mình quan trọng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm,..được nâng cấp và tu sửa khang trang. Giao thông thuận tiện giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại thuận tiện, tạo cho phát triển về mọi mặt đặc biệt là về du lịch cộng đồng. Nắm bắt được cơ hội đó, một số hộ dân xã đã mạnh dạn đầu tư cho du lịch nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.
Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch. Hiện nay trên địa bàn xã đã có một số cơ sở đăng ký kinh doanh homestay, nhà nghỉ,…
Bảng 4.5. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại xã Bản Phố
STT Cơ sở lưu trú Địa chỉ Các tổ chức
kinh doanh
Quy mô (phòng)
Quy mô (giường)
1 Sồ homestay Bản Phố 2 Tự kinh doanh 3 5
2 Chô Family Phéc
Bủng Tự kinh doanh 7 9
3 Highland homestay Bản Phố 2 Tự kinh doanh 5 5
Hệ thống cơ sở lưu trú của xã Bản Phố tập trung quanh trung tâm xã dọc trục đường chính. Với 3 cơ sở lưu trú với quy mô đủ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, bằng những chính sách thông thoáng, UBND xã đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Với ý chí vươn lên làm giàu bền vững, các hộ dân đã tu sửa nhà cửa, sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.
Cơ sở dịch vụ bán hàng
Trên địa bàn xã có nhiều cơ sở dịch vụ bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Bảng 4.6. Tổng hợp một số điểm bán hàng
STT Điểm bán hàng Địa điểm Hình thức kinh doanh
1 Quán Quang Vinh Bản Phố 2 Bán hàng tạp hóa
2 Quán Trung Nguyệt Bản Phố 2 Dịch vụ ăn uống, bia hơi
3 Quán Quỳnh Bản Phố 2 Dịch vụ ăn uống
4 Giàng Áo Bản Phố 1 Đưa đón khách du lịch
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2021)
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy, hệ thống bán hàng và các dịch vụ ở xã Bản Phố khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã. Các điểm kinh doanh này có đầy đủ tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ, tiếp đón nhiệt tình.
4.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra
4.3.2.1. Số lao động tham vào hoạt động du lịch cộng động của các hộ điều tra
Lao động và khả năng lao động là một trong những yếu tố giúp cải thiện đời sống của bản thân và gia đình, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Toàn xã có 31 hộ tham gia du lịch cộng động từ đó ta thấy được lao động tham gia vào hoạt động du lịch từ các hộ điều tra qua bảng sau:
Bảng 4.7. Lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra Số LĐ Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo – cận nghèo Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 – 2LĐ 11 35,48 6 19,35 3 9,68 3 – 4 LĐ 5 16,13 4 12,91 0 00,00 >5LĐ 2 6,45 0 00,00 0 00,00 ,
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2021)
Từ bảng ta thấy: Số hộ từ 1 – 2 lao động tham du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả 3 nhóm hộ khá, hộ trung bình cũng như nhóm hộ nghèo – cận nghèo. Tỷ lệ có từ 3 – 4 lao động chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Có từ 5 lao động chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có nhóm hộ khá chiếm 6,45%. Nguyên nhân do nhóm hộ TB và nhóm hộ nghèo chủ yếu là người già. Tỷ lệ có từ 1-2 chiếm phần lớn, nguyên nhân là do lao động khác trong gia đình tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác. Có thể thấy du lịch cộng đồng trên địa bàn xã khá vững chắc (hầu hết các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng là hộ khá và hộ TB), đây là cơ sở tốt để đưa các loại hình dịch vụ tốt nhất đến với du khách, đồng thời tạo tính cạnh tranh, quảng bá hình ảnh của xã Bản Phố đến du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên tỷ lệ lao động phục vụ du lịch còn thấp so với nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách. Cần có sự tham gia đông đảo của người dân và sự hỗ trợ, chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương cũng như mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ thuật cho người dân.
4.3.2.2. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của hộ điều tra
Độ tuổi của lao động rất quan trọng trong quá trình tham gia phát triển du lịch.
Bảng 4.8. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra STT Độ tuổi Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo – cận nghèo SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 <15 3 2,00 8 5,34 1 0,67 2 Từ 15-60 35 23,33 82 54,67 14 9,33 3 >60 2 1,33 5 3,33 0 00,00
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2021)
Độ tuổi tham gia lao động dưới 15 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tương đối thấp. Nguyên nhân chính do đây là độ tuổi dưới lao động còn đi học nên tỷ lệ tham ra ít.
Trong độ tuổi từ 15 – 60 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tham gia với số lượng đông nhất ở nhóm hộ khá, nhóm hộ TB và nhóm hộ nghèo - cận nghèo lần lượt là 23,33%, 54,67% và 9,33%. Nguyên nhân do đây là độ tuổi tham gia vào sản xuất là chủ yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển vì trình độ hiểu biết cũng như các kỹ năng (giao tiếp, ứng xử, tiếp đón khách) đã được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình hoạt động.
Độ tuổi trên 60 tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là độ tuổi gần mất sức lao động, chỉ tham gia vào những công việc nhẹ. Tuy nhiên đây là độ tuổi có những kinh nghiệm quý báu, cần được vận động tham gia các hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu,..có thể thấy độ tuổi tham gia du lịch trên địa bàn xã là tương đối phong phú, là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên số lượng tham gia chưa nhiều, vì thế cần có chính sách tuyên truyền, khuyến khích đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là độ tuổi trên 60 với những kinh nghiệm đã được tích lũy trong cuộc sống hằng ngày.
4.3.2.3. Trình độ học vấn của lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra
Người lao động có lối sống văn minh, lành mạnh của khu vực đó cũng như áp dụng các kiến thức, trình độ vào sản xuất như vậy ta thấy trình độ của người lao động khẳng định sử hiểu biết của họ, đã được áp dụng vào hoạt động du lịch nhằm phát triển kinh tế hộ và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn.
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra
TT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Mù chữ 9 10,0 2 Cấp I 19 21,1 3 Cấp II 29 32,2 4 Cấp III 18 20,0 5 TC - CĐ 11 12,2 6 ĐH 4 4,5 Tổng 90 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Trong 31 hộ điều tra có 90 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trình độ học vấn của người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng chỉ mới ở mức trung bình. Tỷ lệ lao động mù chữ chiếm 10,0%, đây là những người dân gắn bó với nghề nông do không có điều kiện đi học. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch tập trung chủ yếu nhóm học vấn cấp I, cấp II ( 21,1% và 32,2%). Tuy trình độ học vấn của nhóm lao động tham gia hoạt động du lịch chưa cao. Với các chính sách đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ
năng tại địa bàn đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
4.3.3. Doanh thu từ du lịch các hộ điều tra
Du lịch là ngành kinh tế đem lại nguồn thu khá cao cho các đối tượng tham gia kinh doanh hoạt động du lịch. Đối với các hộ điều tra tại địa bàn xã du lịch cũng đóng góp một phần trong nguồn thu của hộ. Điều này được thể hiện qua bảng 4.10:
Bảng 4.10. Nguồn thu nhập TB của các hộ điều tra tại xã Bản Phố (TB/hộ/tháng)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo
– cận nghèo
Nông nghiệp 2.450 2.100 1.750
Kinh doanh, buôn bán 3.100 2.250 0
Du lịch 5.000 3.500 1.200
Tổng 10.550 7.850 2.950
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Nhóm hộ khá và nhóm hộ TB có tổng thu nhập trung bình lần lượt là 10.550.000 đồng/hộ/tháng và 7.850.000 đồng/hộ/tháng. Trong đó du lịch là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất của những nhóm hộ này.
Có thể thấy nguồn thu từ du lịch cao nhất ở nhóm hộ nghèo – cận nghèo là 2.950 đồng/hộ/tháng, tuy nhiên vẫn hơn so với hộ khá và hộ trung bình. Do nguồn lực của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn hạn chế như: ít lao động, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và trình độ,..và vài hộ trong nhóm này còn có người là thương binh nên gặp khó khăn về lao động. Do đó cần có mức đầu tư cho du lịch cao hơn để tăng thu nhập cho hộ.
Ở cả 3 nhóm hộ khá, TB, hộ nghèo và cận nghèo đều có những dịch vụ du lịch khác nhau, mỗi dịch vụ lại đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ. Thu nhập từ các hoạt động du lịch của hộ được điều tra thể hiện trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Bản Phố (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ STT Nội dung Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo – cận nghèo 1 Lưu trú 1.200 900 800 2 Ăn uống 1.400 1.000 900 3 Hướng dẫn viên 2.000 1.500 0
4 Quà lưu niệm 2.300 1.600 1.000
5 Biểu diễn nghệ thuật 250 250 200
6 Tắm lá thuốc 1.100 800 0
7 Cho thuê phương tiện đi lại 700 600 0
Tổng 8.950 6.650 2.900
(Nguồn: Số liệu điều tra 2021)
Các nhóm hộ cung cấp khá đầy đủ các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách và mang lại nguồn thu nhập khá cao cho hộ. Trong đó quà lưu niệm mang lại thu nhập cao nhất cho các hộ. Ngoài ra những dịch vụ còn lại cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao.
Các dịch vụ của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn chưa phong phú lắm vì thế thu nhập còn chưa được cao. Nguyên nhân do những nhóm hộ này còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh phí để mở rộng quy mô sản xuất, thiếu nguồn nhân lực và các kỹ năng phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp.
Du lịch mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho hộ, cải thiện đời sống cho gia đình và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên du lịch vẫn còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mùa đầu năm, giữa năm và mùa lễ hội mới đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ, vì vào thời gian đầu năm nhiều hoạt động đón xuân thu hút được nhiều du khách, vào giữa năm học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên có nhiều bạn đến tham quan, nghỉ mát cũng có nhiều gia đình thời gian này đưa các con đi chơi và tham quan học hỏi kinh nghiệm. Do đó việc mở rộng quy mô, các loại hình dịch vụ để phát triển du lịch vào những thời điểm khác nhau trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ.
Bảng 4.12. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng)
ĐVT: 1000đ
STT Nội dung chi phí Nhóm hộ
khá Nhóm hộ TB
Nhóm hộ nghèo – cận
nghèo
1 Trả lương nhân viên 2.000 1.540 500
2 Trả lãi ngân hàng 123 70 50
3 Marketing, quảng cáo 200 76 0
4 Các nguyên vật liệu 2.100 1.800 1.000
5 Điện, nước 360 290 150
6 Các khoản thuế 152 100 80
7 Chi phí khác 200 150 100
Tổng 5.135 4.026 1.880
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Chi phí cho các hoạt động du lịch của nhóm hộ khá, hộ TB cao hơn so với hộ nghèo và cận nghèo. Vì các loại hình của nhóm hộ khá và TB quy mô lớn hơn so với hộ nghèo và cận nghèo.
Trong nhóm hộ khá có nhiều hộ kinh doanh phục vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu niệm nên chi phí cho nguyên vật liệu, thuê nhân viên và điện nước
khá cao. Trong đó, chi phí cao nhất dành cho nguyên vật liệu trung bình 2.100.00 đồng/hộ/tháng. Nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là nguyên vật liệu để chế biến của các cơ sở ăn uống, xà phòng, kem đánh răng,..Chi phí cho điện nước, trả lương nhân viên trung bình 2.000.000 đồng/hộ/tháng.
Chi phí cho marketing và quảng cáo chủ yếu là chi phí làm biển quảng cáo,..Chi phí cho nhóm hộ khá trung bình 200.000 đồng/hộ/tháng.
Ngoài ra còn một số chi phí khác như thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, chi phí học tập nâng cao kỹ năng tay nghề,.. lần lượt 100.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ nghèo và cận nghèo, 150.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ trung bình, 200.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ khá.
Do việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận thu lại của mỗi hộ cũng không giống nhau. Lợi nhuận từ du lịch mang lại cho từng nhóm hộ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.13. Lợi nhuận của các hộ từ du lịch (TB/hộ/tháng)
ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo – cận nghèo Doanh thu 8.950 6.650 2.900 Tổng chi phí 5.135 4.026 1.880 Lợi nhuận 3.815 2.624 1.020
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Du lịch đem lại cho nhóm hộ khá lợi nhuận trung bình là 3.815.000 đồng/hộ/tháng. Nhóm hộ TB là 2.624.000 đồng/hộ/tháng. Nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 1.020.000 đồng/hộ/tháng.
Lợi nhuận du lịch của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn chưa cao, vì quy mô kinh doanh của nhóm hộ này còn nhỏ, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu
vốn để đầu tư vào khoa học kỹ thuật nên lam tăng chi phí. Hai nhóm hộ này tham gia vào các hoạt động hướng dẫn viên hay biểu diễn nghệ thuật có doanh