Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
4.4.1. Những thuận lợi trong việc phát triển du lịch cộng đồng
Ý kiến của các hộ điều tra về lợi ích của du lịch được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14. Lợi ích của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch
Lợi ích Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Tăng thu nhập, cải thiện đời sống 12 38,7
Tạo công ăn việc làm 9 29,0
Được ưu đãi của chính quyền địa phương 5 16,1
Nâng cao kiến thức 3 9,7
Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật mới 2 6,5
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Hầu hết các hộ đều thấy lợi ích khi tham gia du lịch cộng đồng, hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống (38,7%). Do du lịch được cho là ngành có thu nhập cao, không phân biệt lứa tuổi, thành phần tham gia, đa dạng các loại hình kinh doanh như: ăn uống, bán đồ lưu niệm, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch,..Theo số liệu thống kê có tới 29% ý kiến cho rằng, hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là vào mùa du lịch.
Ngoài ra du lịch còn đem lại cho người dân sự ưu đãi của chính quyền địa phương. Khi tham gia vào các hoạt động du lịch người dân được chính quyền
địa phương tạo điều kiện cho học tập chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như sản xuất.
Nhiều hộ dân tham gia du lịch theo phong trào địa phương, nhưng những hộ sau này một thời gian tham gia hoạt động du lịch cũng đã nhận thấy nhiều lợi ích như tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân. Du lịch cũng là một phần cầu nối giúp cho người dân đến gần hơn với các chính sách của nhà nước và giữa người dân với lãnh đạo địa phương.
4.4.2. Một số khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng
Mặc dù du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nhưng trong quá trình hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.15. Những khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch
Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Thiếu kinh nghiệm 9 29,0
Thiếu vốn 7 22,6
Ngoại ngữ 11 35,5
Dịch bệnh covid 31 100
Không có sự hỗ trợ 4 12,9
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2021)
Qua bảng 4.15 ta thấy khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ (35,5%), vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông – lâm nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng chiếm 29% như: thiếu kinh trong tiếp đón các đoàn khách, hiếu kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, thiếu kinh nghiệm trong quản lý… nguyên nhân do người dân địa phương chưa được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng.
Vốn cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch (22,6%). Họ thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú,…Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn còn gặp một số khó khăn khác như: không có sự hỗ trợ, không có kỹ năng.
Còn một số ít hộ dân gặp khó khăn khi không nhận được sự hỗ trợ. Đây là chủ yếu những hộ không tham gia các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia. Nên họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Trong những năm gần đây do dịch covid bùng phát làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và quốc tế, trong đó ngành du lịch trong cả nước đã thất thoát đi rất nhiều, nguồn thu nhập của ngành du lịch bị giảm sút