Bệnh về hệ thần kinh, vận động

Một phần của tài liệu Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám chữa tại doanh nghiệp tài thủy phát, ba hàng, phổ yên, thái nguyên (Trang 31)

2.3.5.1. Bệnh Care

Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2019) [20], bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [9], do vi rút thuộc nhóm Paramyxo vi rút. Nó xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, vi rút nhân lên ở các mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu…

Triệu chứng chủ yếu

- Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2019) [21], bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê.

- Viêm đường hô hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm…

- Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khô lại.

- Gan bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám.

25

cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí. Giai đoạn này thường rất khó chữa.

Điều trị

- Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

- Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.

Điều trị nguyên nhân:

- Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân do vi rút. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin,…

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

- Dùng thuốc chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

- Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: Diosmectite, mem tiêu hóa,…

- Nếu có triệu chứng thần kinh tiêm thuốc an thần, giảm co giật: Anagil - Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. complex, vitamin B1, B6, B12. - Cầm máu bằng vitamin K.

- Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày. Bệnh có thể dai dẳng, chuyển biến từ thể tiêu hóa sang hô hấp rồi đi vào thần kinh.

2.3.5.2. Bệnh viêm dây thần kinh Nguyên nhân:

Do nhiều nguyên nhân gây ra, với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, lười vận động, có phản ứng đau, sốt, mệt mọi, ủ rũ.

26

Điều trị:

Tiêm Diclofenac, Dexamethasol.

2.3.5.3. Chứng bại liệt

Nguyên nhân:

Do nhiều nguyên nhân gây ra, do di chứng của bệnh, chấn thương, tiêm vào dây thần kinh, liệt sau đẻ, liệt do thiếu canxi, liệt do phong tà xâm nhập.

Điều trị: Châm cứu đơn thuần, châm cứu kết hợp với thuốc.

2.3.5.4. Chứng co giật động kinh Nguyên nhân

- Di chứng của bệnh care, chấn thương ảnh hưởng vùng não bộ, chấn thương ảnh hưởng dây thần kinh.

- Do viêm màng não. Với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, cơ thể rung giật, đi đứng siêu vẹo, kêu la, sợ sệt…

Điều trị:

- Tiêm các thuốc an thần, giảm đau: Anagil, Acepromazine maleate + Atropin. - Thuốc bổ thần kinh H5000 (B1, B6, B12).

2.3.5.5. Bệnh viêm cột sống Nguyên nhân

- Do chấn thương, do bị nhiễm khuẩn hoặc do chế độ sống và nuôi dưỡng không hợp lý.

Triệu chứng điển hình: Mắt lồi, chảy nước mắt, cột sống biến dạng

cong võng, bí đại tiểu tiện.

Điều trị:

- Tỷ lệ điều trị thành công thấp.

- Tiêm Lincomycin, Diclofenac, Dexamethasone, H5000 (B1, B6, B12). - Kết hợp thông tiểu và thụt trực tràng.

27

2.3.5.6. Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa

- Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [7], bệnh rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị vài ngày sau khi sinh. Do chúng cho con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột.

- Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41°C, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

- Bệnh sốt giật canxi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được.

Điều trị:

Hạ nhiệt độ bằng cách chườm lạnh.

Truyền tĩnh mạch canxi chloride kết hợp truyền vitamin C.

Truyền dịch: truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5% hoặc Glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

28

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đối tượng là chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại TTP Phổ Yên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: TTP Phổ Yên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: từ 10/12/2020 đến 30/05/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó được đưa đến khám, chữa bệnh tại TTP.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại TTP.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó. - Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến tại TTP.

- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại TTP.

3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP Phổ Yên

Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. Qua đó xác định số lượng, giống chó được đưa đến khám chữa bệnh.

29

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại TTP.

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó

Để xác định tình hình mắc bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

Theo Bùi Thị Tho và cs (2015) [41], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

- Phương pháp tiến hành thủ thuật

1. Phương pháp thiến chó

- Gây mê: chỉ định bắt buộc

- Cố định: cố định theo tư thế nằm ngửa, bốn chân được buộc kéo sang

bốn góc của bàn mổ

- Vệ sinh: cắt và cạo sạch lông vùng phẫu thuật. Rửa sạch vùng phẫu

thuật, sát trùng bằng cồn iod 5%.

- Các bước tiến hành: sau khi gây mê, tiến hành rạch da, lớp mô liên

kết dưới da, đường trắng và phúc mạc. Tiến hành tìm sừng tử cung và xác định vị trí buồng trứng rồi kéo buồng trứng ra tới vét mổ. Dùng panh kẹp các

30

mạch máu quanh buồng trứng vào loa kèn rồi dùng kim, chỉ tạo thành hai vết nút thắt cho một chùm mạch máu, khi đã thắt hết mạch máu tiến hành cắt buồng trứng, chấm cồn iod 5% vào thiết diện cắt. Lần theo sừng tử cung để tìm, thắt và cắt buồng trứng bên còn lại theo phương pháp đã làm với buồng trứng đầu tiên. Sau khi cắt tử cung, tiến hành khâu vết mổ bằng ba đường khâu. Đường khâu thứ nhất khâu phúc mạc và một phần cơ bằng phương pháp vắt liên tục. Đường khâu thứ hai khâu nối một phần mô liên kết dưới da và phần cơ còn lại bằng phương pháp vắt liên tục sau đó cho thuốc bột kìm khuẩn vào vết mổ rồi tiến hành khâu da bằng phương pháp khâu từng nút rồi sát trùng lại vết mổ.

- Hộ lý, chăm sóc: vật nuôi được tiêm kháng sinh và theo dõi, chăm sóc

hộ lý trong 3-5 ngày. Tiến hành cắt chỉ sau khi vết thương lành miệng.

2. Phương pháp mổ lấy thai - Gây mê: chỉ định bắt buộc

- Cố định: cố định theo tư thế nằm ngửa, buộc 4 chân kéo sang bốn

phía của mặt bàn mổ. Cạo lông sạch vùng bụng con vật, rửa sạch và sát trùng bằng cồn iod 5%.

- Các bước tiến hành: sau khi thuốc mê có tác dụng, tiến hành rạch da

trên đường trắng độ dài sao cho vừa đủ đưa bào thai ra ngoài. Chọn vị trí có ít mạch quản trên thân tử cung, rạch một đường dài đủ để đưa được bào thai ra ngoài. Nếu thai làm tổ ở 1 bên sừng tử cung thì vết rạch trên tử cung thực hiện ở phía đàu sừng tử cung giáp ống dẫn trứng. Nếu thai lằm tổ ở 2 bên sừng tử cung thì vết rạch tử cung nên thực hiện gần ngã 3 tử cung, lần lượt đưa thai ra ngoài. Sau khi kéo con non ra ngoài dùng vải gạc sạch, khô lau hết dãi, nhớt trên mặt, miệng, mũi,... sao cho con non thở được, không bị ngạt. Dùng 2 kẹp để kẹp dây rốn, cái thứ nhất cách thành bụng con non 3cm, cái thứ hai cách cái thứ nhất 1cm. Dùng kéo cắt dây rốn giữa hai kẹp. Sau đó đưa con non cho

31

người phụ mổ có nhiệm vụ lau toàn bộ thân thể và giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt và giữ ấm cho con vật. Người mổ chính lấy tay hoặc kép lấy nhau mẹ ra, sau đó tiến hành lấy các con non khác ra theo cách làm trên, lần lượt từ sừng tử cung bên này sang sừng tử cung bên kia. Sau khi tất cả các con non và nhau thai nước ối được lấy ra khỏi tử cung, tiến hành khâu tử cung. Đường khâu thứ nhất khâu niêm mạc và một phần tử cung bằng phương pháp khâu vắt liên tục. Tiếp theo cơ và tương mặc tử cung cũng bằng phương pháp tương tự. Đường khâu thứ ba dùng phương pháp khâu gấp mép cơ và tương mạc tử cung. Phúc mạc, đường trắng, cơ và da được tiến hành khâu vắt liên tục rồi sửa lại đường khâu da, sát trùng lại và băng bó.

- Hộ lý, chăm sóc: con non cần được giữ ấm, cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Con mẹ được tiêm kháng sinh, chăm sóc theo dõi cho đến khi vết mổ lành miệng và cắt chỉ.

3.4.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số số con con điều trị

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [39] và phần mềm excel 2016.

32

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại TTP Phổ Yên số công việc khác tại TTP Phổ Yên

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho chó đến khám, chữa bệnh tại TTP như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét màng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài TTP, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó.

Ngoài ra, tại TTP em còn tham gia thực hiện các dịch vụ làm đẹp cho chó như: cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, vắt tuyến hôi....

Kết quả về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và một số công việc khác được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc và một số công việc khác tại TTP Phổ Yên

Công việc Số ca thực hiện (lần)

Số ca an toàn (lần)

Tỷ lệ an toàn (%)

Cắt tỉa lông, tắm sấy 595 595 100

Cắt móng, vắt tuyến

mồ hôi 595 595 100

Qua bảng 4.1. cho thấy, công tác vệ sinh sát trùng tại TTP được thực hiện rất tốt. Tại TTP các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp, vì vậy để tránh lây nhiễm cho chó, tại TTP đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đưa chó đến đây. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

33

4.2. Tình hình tiêm phòng và khám chữa bệnh cho chó tại TTP Phổ Yên

Trong quá trình thực tập tại TTP Phổ Yên em đã tiến hành theo dõi tình hình khám chữa bệnh cho chó tại TTP Phổ Yên. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng và khám chữa bệnh tại TTP Tháng Tổng số chó đến khám (con) Số chó được tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) Số chó điều trị (%) Tỷ lệ (%) 12/2020 58 11 18,95 47 81,03 1/2020 88 23 26,13 65 73,86 2/2021 80 10 12,50 70 87,50 3/2021 105 24 22,86 81 77,14 4/2021 0 0 0 0 0 5/2021 0 0 0 0 0 Tổng 331 68 20,54 263 79,45

Kết quả bảng 4.2, cho thấy trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 05/2021 TTP đã tiếp nhận 331 chó đến khám chữa. Trong đó có 68 chó được tiêm phòng tại TTP chiếm 20,54%, số chó được điều trị tại TTP là 263 chó chiếm tỷ lệ 79,45%.

4.3. Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại TTP Phổ Yên

Trong quá trình thực tập tại đây em đã theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.3.

34

Bảng 4.3. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại TTP Phổ Yên Tháng Số chó được tiêm phòng (con) Vắc xin dại Tỷ lệ (%) Vắc xin 5 bệnh Tỷ lệ (%) Vắc xin 7 bệnh Tỷ lệ (%) 12 11 1 9,09 4 36,36 6 54,54 1 23 5 21,74 9 39,13 9 39,13 2 10 0 0 3 30 7 70 3 24 6 25 9 37,5 9 37,5 4 0 0 0 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 68 12 17,65 25 36,76 31 45,59

Qua bảng 4.3 cho thấy, chó được đưa đến TTP tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin như vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh Leptospira và bệnh Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 68 con. Trong đó, số chó được

Một phần của tài liệu Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám chữa tại doanh nghiệp tài thủy phát, ba hàng, phổ yên, thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)