ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đối tượng là chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại TTP Phổ Yên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: TTP Phổ Yên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: từ 10/12/2020 đến 30/05/2021.
3.3. Nội dung thực hiện
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó được đưa đến khám, chữa bệnh tại TTP.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại TTP.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó. - Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến tại TTP.
- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại TTP.
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP Phổ Yên
Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại TTP em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. Qua đó xác định số lượng, giống chó được đưa đến khám chữa bệnh.
29
3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại TTP.
Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó
Để xác định tình hình mắc bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.
Theo Bùi Thị Tho và cs (2015) [41], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.
- Phương pháp tiến hành thủ thuật
1. Phương pháp thiến chó
- Gây mê: chỉ định bắt buộc
- Cố định: cố định theo tư thế nằm ngửa, bốn chân được buộc kéo sang
bốn góc của bàn mổ
- Vệ sinh: cắt và cạo sạch lông vùng phẫu thuật. Rửa sạch vùng phẫu
thuật, sát trùng bằng cồn iod 5%.
- Các bước tiến hành: sau khi gây mê, tiến hành rạch da, lớp mô liên
kết dưới da, đường trắng và phúc mạc. Tiến hành tìm sừng tử cung và xác định vị trí buồng trứng rồi kéo buồng trứng ra tới vét mổ. Dùng panh kẹp các
30
mạch máu quanh buồng trứng vào loa kèn rồi dùng kim, chỉ tạo thành hai vết nút thắt cho một chùm mạch máu, khi đã thắt hết mạch máu tiến hành cắt buồng trứng, chấm cồn iod 5% vào thiết diện cắt. Lần theo sừng tử cung để tìm, thắt và cắt buồng trứng bên còn lại theo phương pháp đã làm với buồng trứng đầu tiên. Sau khi cắt tử cung, tiến hành khâu vết mổ bằng ba đường khâu. Đường khâu thứ nhất khâu phúc mạc và một phần cơ bằng phương pháp vắt liên tục. Đường khâu thứ hai khâu nối một phần mô liên kết dưới da và phần cơ còn lại bằng phương pháp vắt liên tục sau đó cho thuốc bột kìm khuẩn vào vết mổ rồi tiến hành khâu da bằng phương pháp khâu từng nút rồi sát trùng lại vết mổ.
- Hộ lý, chăm sóc: vật nuôi được tiêm kháng sinh và theo dõi, chăm sóc
hộ lý trong 3-5 ngày. Tiến hành cắt chỉ sau khi vết thương lành miệng.
2. Phương pháp mổ lấy thai - Gây mê: chỉ định bắt buộc
- Cố định: cố định theo tư thế nằm ngửa, buộc 4 chân kéo sang bốn
phía của mặt bàn mổ. Cạo lông sạch vùng bụng con vật, rửa sạch và sát trùng bằng cồn iod 5%.
- Các bước tiến hành: sau khi thuốc mê có tác dụng, tiến hành rạch da
trên đường trắng độ dài sao cho vừa đủ đưa bào thai ra ngoài. Chọn vị trí có ít mạch quản trên thân tử cung, rạch một đường dài đủ để đưa được bào thai ra ngoài. Nếu thai làm tổ ở 1 bên sừng tử cung thì vết rạch trên tử cung thực hiện ở phía đàu sừng tử cung giáp ống dẫn trứng. Nếu thai lằm tổ ở 2 bên sừng tử cung thì vết rạch tử cung nên thực hiện gần ngã 3 tử cung, lần lượt đưa thai ra ngoài. Sau khi kéo con non ra ngoài dùng vải gạc sạch, khô lau hết dãi, nhớt trên mặt, miệng, mũi,... sao cho con non thở được, không bị ngạt. Dùng 2 kẹp để kẹp dây rốn, cái thứ nhất cách thành bụng con non 3cm, cái thứ hai cách cái thứ nhất 1cm. Dùng kéo cắt dây rốn giữa hai kẹp. Sau đó đưa con non cho
31
người phụ mổ có nhiệm vụ lau toàn bộ thân thể và giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt và giữ ấm cho con vật. Người mổ chính lấy tay hoặc kép lấy nhau mẹ ra, sau đó tiến hành lấy các con non khác ra theo cách làm trên, lần lượt từ sừng tử cung bên này sang sừng tử cung bên kia. Sau khi tất cả các con non và nhau thai nước ối được lấy ra khỏi tử cung, tiến hành khâu tử cung. Đường khâu thứ nhất khâu niêm mạc và một phần tử cung bằng phương pháp khâu vắt liên tục. Tiếp theo cơ và tương mặc tử cung cũng bằng phương pháp tương tự. Đường khâu thứ ba dùng phương pháp khâu gấp mép cơ và tương mạc tử cung. Phúc mạc, đường trắng, cơ và da được tiến hành khâu vắt liên tục rồi sửa lại đường khâu da, sát trùng lại và băng bó.
- Hộ lý, chăm sóc: con non cần được giữ ấm, cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Con mẹ được tiêm kháng sinh, chăm sóc theo dõi cho đến khi vết mổ lành miệng và cắt chỉ.
3.4.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số số con con điều trị
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [39] và phần mềm excel 2016.
32