- Sự tồn tại của lợi nhuận độc quyền không cho
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
Thị trường bao gồm hai thành viên là cung và cầu. Sự tương tác giữa cung và cầu hình thành giá và lượng cân bằng. Các nhà kinh tế phân loại thị trường theo các tiêu tức về số lượng người mua và bán, sản phẩm, cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường và các hình thức cạnh tranh
12 2
34 4
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nhiều người mua và người bán, sản phẩm đồng nhất, thông tin hoàn hảo và cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường bằng 0
Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, hãng là người chấp nhận giá đối diện với đường cầu nằm ngang. Hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng giá. Hãng sẽ đóng cửa sản xuất khi P<AVC min
Thị trường độc quyền có một hãng sản xuất duy nhất, sản phẩm độc quyền không có hàng hoá thay thế gần gũi, cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường là rất lớn
Các nguyên nhân dẫn tới độc quyền là quy định của chính phủ, bản quyền hoặc phát minh, sở hữu đầu vào chiến lược và tính kinh tế của quy mô
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
Nhà độc quyền tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng có MR= MC. Nhà độc quyền sản xuất ít hơn cạnh tranh hoàn hảo, đặt giá cao hơn và gây ra phần mất không đối với xã hội. Các hãng độc quyền có thể tăng lợi nhuận của mình bằng việc chiếm phần thặng dư tiêu dùng thông qua chính sách phân biệt giá
67 7 8
9
Thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều người bán, sản phẩm khác biệt, cản trở nhỏ đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường
Hãng cạnh tranh độc quyền có đường cầu nghiêng xuống và tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng có MR=MC. Trong dài hạn lợi nhuận sẽ tiến tới 0 Thị trường độc quyền tập đoàn có một số ít hãng sản xuất, các hãng này phụ thuộc lẫn nhau khi đưa ra quyết định, cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường tương đối lớn
Các hãng độc quyền tập đoàn có đường cầu gãy khúc vì sự thay đổi giá của một hãng sẽ gây ra phản ứng của các đối thủ trong ngành