Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản spirocerca lupi ở chó tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và sử dụng thuốc điều trị (Trang 31)

3.3.1. Nghiên cứu dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó do Spirocerca lupi gây ra

* Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa ở chó tại huyện Đại từ.

* Nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi ở 4 xã/TT

của huyện Đại từ.

- Mổ khám chó để xác định: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương.

-Xét nghiệm phân chó để xác định:

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tính biệt của chó. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo mùa vụ.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó theo phương thức chăn nuôi.

3.3.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó Spirocerca lupi cho chó

-Thử nghiệm thuốc tẩy giun thực quản Spirocerca lupi cho chó.

-Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun thực quản cho chó.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản ở chó tại huyện Đại Từ

3.4.1.1. Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa ở chó tại 4 xã, thị trấn của huyện Đại từ

-Xây dựng các tiêu chí đánh giá.

-Trực tiếp quan sát ở các hộ nuôi chó trên địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn các hộ nuôi chó trên địa bàn nghiên cứu về thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh giun, sán đường tiêu hóa cho chó.

3.4.1.2.Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi a). Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương * Phương pháp lấy mẫu

Bố trí lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc lựa chọn 4 xã, thị trấn của huyện Đại từ; mỗi xã, thị trấn lấy ở 4 thôn, xóm; tại mỗi thôn, xóm lấy mẫu ngẫu nhiên.

* Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại giun thực quản chó

Để tìm giun thực quản ký sinh ở đường tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá (Skrjabin, 1928), thu thập toàn bộ giun ký sinh ở các khối u.

Sau khi thu thập, để giun chết tự nhiên trong nước muối sinh lý, sau đó cố định trong dung dịch Barbagallo hoặc FAA (cồn 95o: 20ml, Formalin 40%: 6ml, acid acetic: 1ml, nước cất: 40ml) để làm tiêu bản cố định về hình thái. Mỗi lọ đều có nhãn ghi các thông tin cần thiết. Những nội dung ghi trên nhãn cũng được ghi đầy đủ vào sổ mổ khám.

Cách ghi nhãn mổ khám: Giống chó:

Tuổi chó:

Địa điểm mổ khám: Thời gian:

* Phương pháp bố trí theo dõi và xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi ký sinh ở chó qua xét nghiệm phân

- Phương pháp thu thập mẫu phân:

Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên vào các buổi sáng tại các hộ nuôi chó. Mẫu được để trong lọ nhựa có nắp hoặc túi nilon buộc kín, có nhãn ghi các thông tin: giống chó, tuổi, phương thức nuôi, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng của chó (nếu có), thời gian, địa chỉ, hộ lấy mẫu.

Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản ở 4 - 8oC trong 1 tuần để nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi

Xét nghiệm phân tìm trứng của giun tròn S. lupi theo phương pháp Fulleborn với dung dịch NaCl bão hoà; tìm trứng giun tròn S. lupi dưới kính hiển vi, độ phóng đại 10 x 10. Những mẫu có trứng giun tròn S. lupi thì đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn S. lupi

- Cường độ nhiễm giun tròn S. lupi qua mổ khám được xác định bằng số lượng giun tròn S. lupi ký sinh/chó, thu thập và đếm toàn bộ số giun tròn S. lupi ký sinh ở mỗi chó.

- Cường độ nhiễm giun tròn S. lupi qua xét nghiệm phân được xác định bằng cách đếm số trứng trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master theo công thức:

Số trứng/1 g phân = (Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60)/4 (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [11]. Quy định 3 mức cường độ nhiễm như sau:

< 500 trứng: cường độ nhiễm nhẹ (+).

500 - 1000 trứng: cường độ nhiễm trung bình (++). > 1000 trứng: cường độ nhiễm nặng (+++).

b. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó

Tuổi chó được phân ra 4 lứa tuổi, xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản qua xét nghiệm phân theo tuổi của 406 chó, số mẫu đã thu thập được phân bố theo tuổi như sau:

≤ 2 tháng tuổi: 36 mẫu. >2 - 6 tháng tuổi: 68 mẫu.

> 7 - 12 tháng tuổi: 132 mẫu.

> 12 tháng tuổi: 170 mẫu.

Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a.

c. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó nội, chó lai và chó ngoại

Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân của 406 mẫu phân chó, số mẫu đã lấy như sau:

-Chó nội: 143 mẫu.

-Chó lai: 162 mẫu.

-Chó ngoại: 101 mẫu.

Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a.

d. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo phương thức nuôi chó

Thu thập 406 mẫu phân chó theo 3 phương thức nuôi, số mẫu phân đã thu thập như sau:

-Chó nuôi thả rông: 128 mẫu.

-Chó nuôi nhốt: 131 mẫu.

-Chó vừa thả, vừa nhốt: 147 mẫu.

Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a.

e. Xác định tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tại các tháng nghiên cứu

Xác định tỷ lệ nhiễm của 406 mẫu phân chó theo mùa vụ như sau: Tháng 12: 52 mẫu.

Tháng 1: 67 mẫu. Tháng 2: 69 mẫu.

Tháng 3: 76 mẫu. Tháng 4: 70 mẫu. Tháng 5: 72 mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu thập và xét nghiệm mẫu phân chó tìm trứng giun thực quản được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở tiểu mục a.

3.4.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản Spirocerca lupi cho chó Spirocerca lupi cho chó

3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực của hai loại thuốc tẩy giun thực quản cho chó là Ivermectin và Mebendazole

Thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun thực quản cho chó bằng phương pháp phân lô so sánh được thực hiện qua thực nghiệm.

Thí nghiệm thuốc tẩy giun thực quản được thực hiện trên 9 chó đã được kiểm tra nhiễm giun thực quản S. lupi. Sau khi xét nghiệm, thấy số lượng trứng giun thực quản chó đạt mức trên dưới 1.000 trứng/g phân thì tiến hành thử nghiệm thuốc tẩy, chia 9 chó thành 3 lô:

* Bố trí thí nghiệm Lô thí nghiệm Lô I Lô II Đối chứng

3.4.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu lực tẩy giun thực quản chó bằng Ivermectin và Mebendazole

Trước khi dùng thuốc, nhốt riêng mỗi chó vào một cũi, xét nghiệm phân và đếm số trứng/g phân trên buồng đếm Mc Masteur.

Hiệu lực tẩy trừ S. lupi của thuốc tẩy trên chó thí nghiệm được xác định bằng cách: trước khi dùng thuốc, đếm số lượng trứng giun thực quản/g phân. Sau khi dùng thuốc kiểm tra trứng giun thực quản trong phân liên tục từ ngày thứ 1 đến ngày 15. Ngày thứ 16, mổ khám tất cả số chó ở lô thí nghiệm và đối chứng, đếm số lượng giun thực quản/chó. So sánh kết quả xét nghiệm phân và mổ khám chó được dùng thuốc và chó đối chứng, từ đó đánh giá được hiệu lực của thuốc tẩy:

- Nếu thấy số lượng trứng/g phân không giảm so với trước dùng thuốc, mổ khám thấy số lượng giun thực quản/chó nhiều thì đánh giá thuốc không có hiệu lực tẩy giun thực quản S. lupi.

- Nếu vẫn thấy trứng giun thực quản nhưng số lượng trứng/g phân giảm, mổ khám thấy số lượng giun/chó còn rất ít thì đánh giá thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để.

- Nếu không thấy trứng giun thực quản trong phân, mổ khám không thấy có giun thực quản ký sinh thì đánh giá là thuốc có hiệu lực tẩy giun thực quản triệt để.

- Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng kết quả theo dõi trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống và một số phản ứng khác của chó trước và sau khi dùng thuốc một giờ.

3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo các công thức toán học thông dụng và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [22]. Sử dụng phần mềm Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đại Từ

4.1.1.Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cho chó tại huyện Đại Từ

Để hiểu rõ về thực trạng công tác phòng chống bệnh giun thực quản trên chó tại huyện Đại từ, chúng tôi đã tiến hành điều tra 196 hộ nuôi chó trên địa bàn 4 xã, thị trấn gồm: Tân Thái, Yên Lãng, Văn Yên và TT Hùng Sơn bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó tại Huyện Đại Từ

Biện pháp sử dụng

1. Tẩy giun tròn cho chó Định kỳ tẩy 2 lần/năm Định kỳ tẩy 3 lần/năm Không tẩy

2. Thu gom phân chó Thường xuyên

Không thường xuyên Không thu gom 3. Xử lý phân chó

Xử lý phân chó bằng chôn lấp phân chó Xử lý phân chó bằng cách khác

Không xử lý

4. Chuồng, cũi, khu vực nuôi chó Vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó

Không vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 5. Thức ăn, nước uống

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tổng số 196 hộ nuôi chó trên địa bàn huyện Đại từ điều tra về việc thực hiện 5 biện pháp phòng bệnh giun tròn cho chó gồm: tẩy giun; thu gom và xử lý phân chó; vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó; cho ăn uống đảm bảo vệ sinh, chúng tôi thấy số hộ nuôi chó không thực hiện các biện pháp trên đều chiếm trên 50%. Cụ thể:

- Công tác tẩy giun thực quản cho chó ít được thực hiện: tỷ lệ hộ tẩy giun tròn 2 lần/năm chỉ chiếm 40,31%; tẩy 3 lần/năm chiếm 13,78%; số hộ không thực hiện biện pháp phòng này chiếm tới 45,92%.

- Việc thu gom phân chó: số hộ thường xuyên thu gom phân chó chỉ chiếm

36,22%; số hộ có thu gom phân chó nhưng thực hiện không thường xuyên chiếm 16,84%; có tới 49,94% số hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh này.

- Việc xử lý phân chó ít được quan tâm: trong tổng số 196 hộ nuôi chó, có đến 58,16% số hộ không xử lý phân chó; số hộ có thực hiện biện pháp phòng bệnh này chỉ chiếm 41,84%.

- Công tác vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó được một số hộ nuôi chó thực hiện: có 65,82% số hộ có áp dụng biện pháp này; số hộ không vệ sinh chuồng, khu vực nuôi chó chiếm 34,18%.

- Việc cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chỉ có 68,88% số hộ nuôi chó quan tâm thực hiện; số hộ không cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chiếm 31,12%.

-Trong đó, số hộ sử dụng 1 - 5 biện pháp trên chiếm 48,7%; còn lại có 2,04% số hộ nuôi chó cho biết họ không áp dụng bất cứ biện pháp phòng bệnh giun thực quản nào cho chó.

Kết quả trên cho thấy, công tác phòng chống bệnh giun thực quản cho chó tại huyện Đại từ chưa thật sự được các hộ nuôi chó quan tâm. Nếu có thì chỉ số ít hộ dân thực hiện biện pháp thu gom và xử lý phân chó; vệ sinh chuồng, cũi

và khu vực nuôi chó; cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh. Việc dùng thuốc tẩy giun thực quản định kỳ cho chó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên địa bàn.

Qua điều tra, chúng tôi nhận định rằng những hộ không áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên chủ yếu nuôi chó với mục đích giữ nhà, tận dụng nguồn thức ăn thừa trong gia đình và nuôi theo phương thức thả rông, chưa chú

ý tới công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun thực quản nói riêng cho chó. Mặt khác, đa số các hộ nuôi chó ở các địa phương chưa có kiến thức về bệnh giun thực quản ở chó, phương thức nuôi chó thả rông làm cho việc quản lý đàn chó khó khăn, chó bài tiết phân ra môi trường xung quanh làm môi trường luôn bị ô nhiễm bởi trứng của các loại giun, sán. Vì thế, chó nuôi trên địa bàn huyện Đại từ có nguy cơ nhiễm giun thực quản cao.

Công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó ở nhiều địa phương khác cũng được nhiều tác giả thông báo với thực trạng tương tự.

Tại Hà Lan, Overgaauw P.A. và cs. (2009) [38] đã điều tra và cho biết, có gần 39% số hộ nuôi chó không bao giờ thu gom, xử lý phân chó.

Như vậy, thực trạng nuôi và phòng chống bệnh giun tròn cho chó ởhuyện Đại từ cũng tương tự ở nhiều địa phương khác trong và ngoài nước.

4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nuôi tại một số xã, thị trấn của huyện Đại từ, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 163 con chó, thu thập giun ở các khối u trong đường tiêu hóa của chó. Kết quả mổ khám được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó (qua mổ khám) Địa phương (Xã/Thị trấn) Xã Tân Thái Xã Yên Lãng Xã Văn Yên TT Hùng Sơn Tính chung 35 30 25 20 15 10 5 0

Hùng Sơn có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (8,33%); chó ở xã Tân Thái nhiễm với tỷ lệ cao nhất (30,77%) các xã Văn Yên và Yên Lãng tỷ lệ nhiễm là 21,43% và 16%

Cường độ nhiễm giun thực quản ở chó biến động từ 2 – 21 giun/chó. Trong đó chó ở xã Văn Yên nhiễm giun thực quản với cường độ nặng nhất (2 - 21 giun/chó); chó ở TT Hùng Sơn nhiễm giun thực quản với cường độ thấp nhất (4 - 10 giun/chó).

Qua khảo sát tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy, tập quán chăn nuôi và ý thức phòng bệnh cho chó của các hộ gia đình là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó cao hay thấp. Ở những xã, thị trấn chăn nuôi chó theo phương thức thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt, việc tẩy giun sán cho chó chưa được quan tâm đúng mức thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó thường cao và ngược lại. Lý giải cho tình hình nhiễm giun thực quản cao là do chó nuôi thả rông có nhiều nguy cơ tiếp xúc với trứng hoặc ấu trùng giun thực quản có sức gây bệnh ở ngoài môi trường, đồng thời cũng là nguồn phát tán mầm bệnh, làm cho những chó khác nhiễm và mắc bệnh.

Nghiên cứu về tình hình nhiễm S. lupi ở chó tại tỉnh Nghệ An, Võ Thị Hải Lê, 2012 [20] kết luận: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 16,03%. Nguyễn Thị Quyên (2017) [21] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó nuôi tại tỉnh Phú Thọ là 6,08%. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chó nuôi ở huyện Đại từ có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với chó ở tỉnh Phú Thọ và thấp hơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản spirocerca lupi ở chó tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và sử dụng thuốc điều trị (Trang 31)