Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản spirocerca lupi ở chó tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và sử dụng thuốc điều trị (Trang 36)

Các số liệu thu thập được xử lý theo các công thức toán học thông dụng và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [22]. Sử dụng phần mềm Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó tại huyện Đại Từ

4.1.1.Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa cho chó tại huyện Đại Từ

Để hiểu rõ về thực trạng công tác phòng chống bệnh giun thực quản trên chó tại huyện Đại từ, chúng tôi đã tiến hành điều tra 196 hộ nuôi chó trên địa bàn 4 xã, thị trấn gồm: Tân Thái, Yên Lãng, Văn Yên và TT Hùng Sơn bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cho chó tại Huyện Đại Từ

Biện pháp sử dụng

1. Tẩy giun tròn cho chó Định kỳ tẩy 2 lần/năm Định kỳ tẩy 3 lần/năm Không tẩy

2. Thu gom phân chó Thường xuyên

Không thường xuyên Không thu gom 3. Xử lý phân chó

Xử lý phân chó bằng chôn lấp phân chó Xử lý phân chó bằng cách khác

Không xử lý

4. Chuồng, cũi, khu vực nuôi chó Vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó

Không vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó 5. Thức ăn, nước uống

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Trong tổng số 196 hộ nuôi chó trên địa bàn huyện Đại từ điều tra về việc thực hiện 5 biện pháp phòng bệnh giun tròn cho chó gồm: tẩy giun; thu gom và xử lý phân chó; vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó; cho ăn uống đảm bảo vệ sinh, chúng tôi thấy số hộ nuôi chó không thực hiện các biện pháp trên đều chiếm trên 50%. Cụ thể:

- Công tác tẩy giun thực quản cho chó ít được thực hiện: tỷ lệ hộ tẩy giun tròn 2 lần/năm chỉ chiếm 40,31%; tẩy 3 lần/năm chiếm 13,78%; số hộ không thực hiện biện pháp phòng này chiếm tới 45,92%.

- Việc thu gom phân chó: số hộ thường xuyên thu gom phân chó chỉ chiếm

36,22%; số hộ có thu gom phân chó nhưng thực hiện không thường xuyên chiếm 16,84%; có tới 49,94% số hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh này.

- Việc xử lý phân chó ít được quan tâm: trong tổng số 196 hộ nuôi chó, có đến 58,16% số hộ không xử lý phân chó; số hộ có thực hiện biện pháp phòng bệnh này chỉ chiếm 41,84%.

- Công tác vệ sinh chuồng, cũi, khu vực nuôi chó được một số hộ nuôi chó thực hiện: có 65,82% số hộ có áp dụng biện pháp này; số hộ không vệ sinh chuồng, khu vực nuôi chó chiếm 34,18%.

- Việc cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chỉ có 68,88% số hộ nuôi chó quan tâm thực hiện; số hộ không cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh chiếm 31,12%.

-Trong đó, số hộ sử dụng 1 - 5 biện pháp trên chiếm 48,7%; còn lại có 2,04% số hộ nuôi chó cho biết họ không áp dụng bất cứ biện pháp phòng bệnh giun thực quản nào cho chó.

Kết quả trên cho thấy, công tác phòng chống bệnh giun thực quản cho chó tại huyện Đại từ chưa thật sự được các hộ nuôi chó quan tâm. Nếu có thì chỉ số ít hộ dân thực hiện biện pháp thu gom và xử lý phân chó; vệ sinh chuồng, cũi

và khu vực nuôi chó; cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh. Việc dùng thuốc tẩy giun thực quản định kỳ cho chó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên địa bàn.

Qua điều tra, chúng tôi nhận định rằng những hộ không áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên chủ yếu nuôi chó với mục đích giữ nhà, tận dụng nguồn thức ăn thừa trong gia đình và nuôi theo phương thức thả rông, chưa chú

ý tới công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun thực quản nói riêng cho chó. Mặt khác, đa số các hộ nuôi chó ở các địa phương chưa có kiến thức về bệnh giun thực quản ở chó, phương thức nuôi chó thả rông làm cho việc quản lý đàn chó khó khăn, chó bài tiết phân ra môi trường xung quanh làm môi trường luôn bị ô nhiễm bởi trứng của các loại giun, sán. Vì thế, chó nuôi trên địa bàn huyện Đại từ có nguy cơ nhiễm giun thực quản cao.

Công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó ở nhiều địa phương khác cũng được nhiều tác giả thông báo với thực trạng tương tự.

Tại Hà Lan, Overgaauw P.A. và cs. (2009) [38] đã điều tra và cho biết, có gần 39% số hộ nuôi chó không bao giờ thu gom, xử lý phân chó.

Như vậy, thực trạng nuôi và phòng chống bệnh giun tròn cho chó ởhuyện Đại từ cũng tương tự ở nhiều địa phương khác trong và ngoài nước.

4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua mổ khám

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó nuôi tại một số xã, thị trấn của huyện Đại từ, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 163 con chó, thu thập giun ở các khối u trong đường tiêu hóa của chó. Kết quả mổ khám được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó (qua mổ khám) Địa phương (Xã/Thị trấn) Xã Tân Thái Xã Yên Lãng Xã Văn Yên TT Hùng Sơn Tính chung 35 30 25 20 15 10 5 0

Hùng Sơn có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (8,33%); chó ở xã Tân Thái nhiễm với tỷ lệ cao nhất (30,77%) các xã Văn Yên và Yên Lãng tỷ lệ nhiễm là 21,43% và 16%

Cường độ nhiễm giun thực quản ở chó biến động từ 2 – 21 giun/chó. Trong đó chó ở xã Văn Yên nhiễm giun thực quản với cường độ nặng nhất (2 - 21 giun/chó); chó ở TT Hùng Sơn nhiễm giun thực quản với cường độ thấp nhất (4 - 10 giun/chó).

Qua khảo sát tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy, tập quán chăn nuôi và ý thức phòng bệnh cho chó của các hộ gia đình là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó cao hay thấp. Ở những xã, thị trấn chăn nuôi chó theo phương thức thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt, việc tẩy giun sán cho chó chưa được quan tâm đúng mức thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó thường cao và ngược lại. Lý giải cho tình hình nhiễm giun thực quản cao là do chó nuôi thả rông có nhiều nguy cơ tiếp xúc với trứng hoặc ấu trùng giun thực quản có sức gây bệnh ở ngoài môi trường, đồng thời cũng là nguồn phát tán mầm bệnh, làm cho những chó khác nhiễm và mắc bệnh.

Nghiên cứu về tình hình nhiễm S. lupi ở chó tại tỉnh Nghệ An, Võ Thị Hải Lê, 2012 [20] kết luận: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 16,03%. Nguyễn Thị Quyên (2017) [21] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó nuôi tại tỉnh Phú Thọ là 6,08%. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chó nuôi ở huyện Đại từ có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với chó ở tỉnh Phú Thọ và thấp hơn so với chó nuôi ở tỉnh Nghệ An.

4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân

4.1.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương

Kết quả xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun S. lupi ở chó tại huyện Đại từ qua xét nghiệm phân được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đồ ở hình 4.2.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương (qua xét nghiệm phân)

Địa phương (Xã/Thị trấn) Xã Tân Thái Xã Yên Lãng Xã Văn Yên TT Hùng Sơn Tính chung 25 20 15 10 5

Kết quả ở bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.2 và 4.3 cho thấy:

-Về tỷ lệ nhiễm:

Xét nghiệm 406 mẫu phân chó tại các xã, thị trấn có 60 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm chung là 14,78%, biến động từ 8,25% đến 16,8021,43%. Kết quả này phản ánh tình hình nhiễm giun thực quản S. lupi trên chó ở 4 xã, thị trấn của huyện Đại từ là tương đối phổ biến. So sánh giữa 4 xã, thị trấn của huyện Đại từ, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Ở Xã Tân Thái tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó cao nhất (21,43%), tiếp đến là các xã/TT: Văn Yên, Yên Lãng và TT Hùng Sơn với tỷ lệ nhiễm là: 16,67%, 12,84% và 8,25%

- Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (61,67%), có 28,33% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 10%.

Chó ở các xã, thị trấn khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, chó nuôi ở xã Tân Thái có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất, TT Hùng Sơn có tỷ lệ nhiễm thấp nhất và cường độ nhiễm nhẹ nhất. Khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy xã Tân Thái có số lượng chó nuôi nhiều, phương thức nuôi chó chủ yếu là thả rông, vấn đề phòng bệnh giun, sán nói chung và giun thực quản S. lupi cho chó nói riêng cũng chưa được chú ý, do đó nguy cơ chó tiếp xúc với ký chủ trung gian là các loài côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật rất cao nên tỷ lệ nhiễm cao hơn.

Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó qua xét nghiệm phân tương đối phù hợp với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó tạihuyện Đại từ qua xét nghiệm phân phù hợp với kết quả nghiên cứucủa Võ Thị Hải Lê (2012) [20] khi tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm S. lupi

4.1.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó (qua xét nghiệm phân) Tuổi chó ≤ 2 >2-6 >6-12 > 12 Tính chung

Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: ở các lứa tuổi từ 2 tháng trở lên đều có chó nhiễm giun thực quản S. lupi. Tuy nhiên, chó ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao nhất, nhiễm 21,76%; tiếp đến là chó > 6 - 12 tháng tuổi, nhiễm 14,39%; chó > 2 - 6 tháng tuổi nhiễm 5,88%; ở chó dưới 2 tháng tuổi không thấy con nào nhiễm giun thực quản. Sự khác nhau giữa các nhóm tuổi là rõ rệt.

- Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Chó trên 12 tháng tuổi: trong 37 mẫu phân nhiễm giun thực quản có 51,35% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 35,14% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình và 13,51% số mẫu nhiễm ở mức độ nặng.

Chó > 6 - 12 tháng tuổi: trong 19 mẫu nhiễm giun thực quản có 73,68% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; 21,05% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình và 5,26% số mẫu nhiễm ở mức độ nặng.

Chó > 2 - 6 tháng tuổi: chỉ nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến trung bình. Trong 4 mẫu nhiễm giun thực quản có 100% số mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ; không có mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, không có mẫu nào nhiễm nặng.

Từ kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản của chó theo lứa tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng: giai đoạn dưới 2 tháng tuổi chó chưa bị nhiễm giun thực quản S. lupi vì thời gian chó sống và phát triển phụ thuộc vào ngoại cảnh chưa nhiều, chủ yếu là sữa mẹ nên cơ hội nuốt phải côn trùng cánh cứng có sức gây bệnh còn hạn chế. Ngoài ra, chu kỳ hoàn thành vòng đời của giun thực quản là 5

-6 tháng nên thời gian ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành tính từ khi chó nuốt phải trứng có ấu trùng có sức gây bệnh phải mất ít nhất 5 tháng. Chính vv́vậy, sau 5 tháng tuổi, xét nghiệm phân mới tḿ thấy trứng giun thực quản nên tỷ lệ nhiễm nhiều bắt đầu từ 5 tháng tuổi (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001 [13] ). Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tăng lên theo lứa tuổi do chó trưởng thành thường xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh và dễ ăn phải những côn trùng cánh cứng mang ấu trùng giun S. lupi có sức gây bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Hải (1972) [5], Ngô Huyền Thúy (1996) [26]. Khi nghiên cứu ở Việt Nam, các tác giả đều cho biết, tỷ lệ nhiễm giun S. lupi tăng dần theo tuổi chó, chó già tỷ lệ nhiễm cao hơn chó non.

Tỷ lệ nhiễm giun thực quản theo tuổi chó được thể hiện rõ hơn ở đồ thị hình 4.4, cường độ nhiễm theo tuổi chó được thể hiện ở biểu đồ hình 4.5.

Tỷ lệ nhiễm (%) 25 21,76 20 14,39 15 5,88 10 5 0 0 ≤2 >2-6 >6-12 >12

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun S. lupi theo tuổi chó

> 2 - 6 tháng Nhẹ Trung bình Nặng > 6 - 12 tháng Nhẹ Trung bình Nặng > 12 tháng Nhẹ Trung bình Nặng Tính chung Nhẹ Trung bình Nặng

Đồ thị hình 4.4 và biểu đồ ở hình 4.5 thể hiện rõ hơn quy luật nhiễm giun thực quản theo tuổi của chó: đường biểu thị tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó các lứa tuổi tăng dần, từ chó dưới 2 tháng đến chó trên 12 tháng tuổi.

4.1.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong tháng nghiên cứu

Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó trong các tháng (qua xét nghiệm phân)

Tháng 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tính chung 35 30 25 20 15 10 5

Qua bảng 4.5 và biểu đồ ở hình 4.6 cho thấy: các tháng có ảnh hưởng tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó. Cụ thể như sau:

Về tỷ lệ nhiễm: kiểm tra 406 mẫu phân chó của 6 tháng, có 60 mẫu nhiễm giun thực quản, tỷ lệ nhiễm chung là 14,78%, biến động từ 5,77% đến 29,17% . Mỗi tháng có tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi là khác nhau. So sánh giữa các tháng với nhau, chúng tôi thấy: tỷ lệ nhiễm tròn S. lupi ở tháng 5 là cao nhất (29,17%), tiếp đến là các tháng: tháng 4, tháng 3, tháng 1 và tháng 2 với tỷ lệ nhiễm dao động từ 7,25% đến 18,57%, thấp nhất là tháng 12 với tỷ lệ nhiễm 5,77%.

Về cường độ nhiễm: chó nhiễm giun thực quản S. lupi ở cả 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, chó nhiễm giun thực quản chủ yếu ở mức độ nhẹ (61,667%), có 28,33% số mẫu nhiễm ở mức độ trung bình, số mẫu nhiễm ở mức độ nặng chỉ chiếm 10%.

Tỷ lệ nhiễm giun thực quản S. lupi ở chó trong các tháng là khác nhau. Song, những mẫu thu thập ở tháng 5 có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất, tháng 12 có tỷ lệ nhiễm thấp nhất và cường độ nhiễm nhẹ nhất.

Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản của chó cũng chịu ảnh hưởng bởi các tháng trong năm do thời tiết của các tháng khác nhau. Đặc biệt, vào những tháng của mùa Hè - Thu thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản cao hơn các tháng còn lại.

4.1.3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó theo tính biệt

Để biết tỷ lệ nhiễm giun thực quản của chó đực và chó cái có khác nhau không, chúng tôi đã xét nghiệm phân của 205 chó đực và 201 chó cái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ởchó theo tính biệt (qua xét nghiệm phân)

Tính biệt Đực Cái Tính chung Tỷ lệ nhiễm (%) 15,42 15,5 15 14,15

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản spirocerca lupi ở chó tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và sử dụng thuốc điều trị (Trang 36)