Thành phần và tác dụng của phân hữu cơ khoáng NTR1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của phân hữu cơ đối với cây sachi trồng tại thái nguyên (Trang 37)

(1).Thành phần:Hàm lượng(%): Hữu cơ 20, N:P2O5:K2O = 2,5:5,5:0,5, độ ẩm 20 và các chất dinh dưỡng trung vi lượng: Ca, Mg, S; Cu, Fe, Bo, Zn…

(2). Tác dụng:

- Cây chè: tăng tuổi thọ cây chè, tăng chất lượng, tăng năng suất, trà có màu nước xanh đậm và có mùi thơm đặc trương.

- Cây ăn quả (cam, bưởi…): tăng tuổi thọ cây, tăng chất lượng, tăng năng suất. Quả có vị ngọt, giảm độ chua và mẫu mã đẹp.

- Cây rau: cây phát triển cân đối, giảm sau bệnh tăng chất lượng rau quả, phù hợp sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

30

Phần 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:

- Đối tượng: Giống Sachi (Plukenetia volubilis L) nhập nội trồng mới từ hạt - Vật liệu nghiên cứu:

+ Phân chuồng hoai mục

+ Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + Phân hữu cơ sinh học NTT + Phân hữu cơ khoáng NTR1

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Địa điểm: Cây Sachi được trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên,TP Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu : từ tháng 7/2017 – 12/2017

3.2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây Sachi nhập nội trồng tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng ,phát triển của cây Sachi tại Thái Nguyên

3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), mỗi công thức có 30 cây,3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 lần.

- Các chế độ chăm sóc như nhau theo quy chuẩn (kỹ thuật) ở tất cả khu thí nghiệm và được coi là nền thí nghiệm, sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm cho các công thức cụ thể là:

31

Công thức thí nghiệm:

Công thức 1(Đ/c): Bón phân chuồng hoai mục Công thức 2: Phân hữu cơ vi sinh sông gianh Công thức 3: Phân hữu cơ sinh học NTT Công thức 4: Phân hữu cơ khoáng NTR1

- Lượng bón và cách bón:

Công thức 1: Bón lót phân chuồng hoai mục với lượng 1,0 kg/cây; vôi

bột 50 gram/cây; phân lân 0,1-0,2 kg/cây. Bón thúc: phân chuồng hoai mục cho cây 1lần/tháng với lượng 1,0 kg/cây.

Công thức 2: Bón lót phân hữu cơ vi sinh sông gianh với lượng 0,5

kg/cây; vôi bột 50 gram/cây; phân lân 0,1-0,2 kg/cây. Bón thúc: phân hữu cơ vi sinh sông gianh cho cây 1 lần/tháng với lượng 0,2 kg/cây.

Công thức 3:Bón lót Phân hữu cơ sinh học NTT với lượng 0,5 kg/cây; vôi bột 50 gram/cây; phân lân 0,1-0,2 kg/cây. Bón thúc: phân Phân hữu cơ sinh học NTT cho cây 1lần/tháng với lượng 0,2kg/cây.

Công thức 3:Bón lót Phân hữu cơ khoáng NTR1 với lượng 0,5 kg/cây; vôi bột 50 gram/cây; phân lân 0,1-0,2 kg/cây. Bón thúc: phân Phân hữu cơ khoáng NTR1 cho cây 1 lần/tháng với lượng 0,2kg/ cây.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học

Trên vườn trồng, tiến hành chọn 30 cây đồng đều để tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về hình thái cây, hình thái lá, đặc điểm sinh trưởng lộc, đặc điểm ra hoa, đậu quả của giống Sachi nghiên cứu.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Chiều dài thân chính: đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của thân chính, lấy số liệu trung bình đo từ 30 cây (m)

32

- Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm, bằng thước kẹp panme, lấy số liệu trung bình đo từ 30 cây (cm)

- Chiều cao phân cành: đo từ mặt đất đến vị trí cành cấp 1 đầu tiên, lấy số liệu trung bình đo từ 30 cây (cm)

- Số cành cấp 3 và cành cấp 4: đếm trực tiếp trên cây, lấy số liệu trung bình đo từ 30 cây (cành)

- Đo chiều dài lá: Tiến hành đo ở giữa phiến lá đã thành thục bằng thước mét, lấy số liệu trung bình đo từ 30 lá (cm).

- Đo chiều rộng lá, đo ở chỗ phiến lá rộng nhất, lấy số liệu trung bình đo từ 30 lá (cm)

- Đo dài cuống lá, đuôi lá, số liệu trung bình đo từ 30 lá (cm)

- Tỷ số dài trên rộng lá - Mô tả hình dạng, màu sắc lá bằng quan sát trực tiếp.

- Thời gian ra lộc (ngày) - Tổng số lộc/ cây (lộc)

- Chiều dài cành thuần thục (cm) - Đường kính cành thuần thục (cm) - Số lá trên cành thuần thục (lá)

- Thời gian bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, kết thúc ra hoa - Số cành có hoa/ cây (cành).

- Tổng số hoa/ chùm (hoa).

- Số hoa cái (hoa đực)/ chùm (hoa). - Tỷ lệ đậu quả/ cành (%)

3.3.2.2.Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Sachi tại Thái Nguyên.

* Chỉ tiêu theo dõi:

33

- Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm, bằng thước kẹp panme - Chiều cao phân cành: đo từ mặt đất đến vị trí cành cấp 1 đầu tiên - Số cành cấp 3 và cành cấp 4: đếm trực tiếp trên cây

- Đo chiều dài lá: Tiến hành đo ở giữa phiến lá đã thành thục bằng thước mét

- Đo chiều rộng lá, đo ở chỗ phiến lá rộng nhất - Đo dài cuống lá, đuôi lá

- Tỷ số dài trên rộng lá

- Mô tả hình dạng, màu sắc lá bằng quan sát trực tiếp. - Thời gian ra lộc (ngày)

- Tổng số lộc/ cây (lộc)

- Chiều dài cành thuần thục (cm) - Đường kính cành thuận thục (cm) - Số lá trên cành thuần thục (lá)

- Số chùm hoa/ lứa/ cành (chùm hoa). - Tổng số hoa cái/ chùm (hoa).

- Tổng số hoa đực/ chùm (hoa) - Tổng số chùm hoa (chùm hoa)

- Tỷ lệ hoa cái/chùm (hoa) = số hoa cái : tổng số hoa của chùm hoa - Tỷ lệ hoa đực/chùm: = số hoa đực : tổng số hoa của chùm hoa - Chiều dài chùm hoa (cm)

- Thời gian ra 1 lứa hoa (ngày)

- Thời gian kết thúc lứa hoa cũ-bắt đầu lứa hoa mới (ngày) - Thời gian bắt đầu lứa hoa cũ – bắt đầu lứa hoa mới (ngày

* Chỉ tiêu về năng suất

34

- Khối lượng trung bình quả: Cân tổng số quả thu trên 10 cây mẫu, tính trung bình.

- Khối lượng 1000 hạt: Cân khối lượng 1000 hạt

- Năng suất thực thu (kg/công thức): Cân khối lượng quả mỗi lần thu hoạch, cộng tổng sau tất cả những lần thu hoạch x mật độ 30 cây/công thức.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phần mềm IRISTART 5.0.

35

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây Sachi nhập nội trồng tại Thái Nguyên Thái Nguyên

4.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thái thân, cànhcủa giống cây Sachi.

Đặc điểm hình thái cây thể hiện qua các chỉ tiêu chiều dài thân chính, đường kính gốc, chiều cao phân cành, số cành cấp 3, số cành cấp 4, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây Sachi nói riêng. Chúng ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của cây sau này. Cây có bộ khung tán đều đẹp sẽ có khả năng cho năng suất cao hơn so với cây có bộ khung tán kém phát triển. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái cây Sachi nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân, cành giống Sachi nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Xmx CV(%)

1 Chiều dài thân chính (m) 3,92+ 0,08 11,76

2 Đường kính gốc (cm) 1,83 + 0,03 9,09

3 Cao phân cành (cm) 31,55+ 0,39 6,76

4 Số cành cấp 3 (cành) 26,4+ 0,46 9,66

5 Số cành cấp 4 (cành) 53,53+ 1,17 12,03

Qua kết quả bảng trên cho thấy:

- Chiều dài thân chính cây Sachi trung bình đạt 3,92 cm - Đường kính gốc cây Sachi trung bình đạt 1,83 cm

36

- Chiều cao phân cành trung bình của cây Sachi đạt 31,2 cm

- Số cành cấp 3 của cây Sachi trung bình là 26,4 cành và số cành cấp 4 đạt trung bình là 53,53 cành. Thời kỳ này cần định hướng giàn cho cây Sachi để tạo không gian tốt, đồng đều cho lá cây quang hợp tốt.

4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá của giống cây Sachi

Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ cung cấp cho cây. Đặc điểm hình thái lá (kích thước lá, hình dạng lá, màu sắc lá) là yếu tố để phân biệt giữa các giống cây nói chung và giống cây Sachi nói riêng. Tuy đặc điểm hình thái lá ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu do giống quy định. Đặc điểm hình thái lá có liên quan đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Giống có lá to, màu xanh đậm, khả năng quang hợp tốt, sinh trưởng mạnh và ngược lại, đây là một trong những yếu tố cho các nhà chọn tạo giống lựa chọn. Thông qua việc quan sát, theo dõi và đo đạc chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá của giống cây Sachi nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Xmx CV(%) 1 Chiều dài lá (cm) 7,12 + 0,06 4,48 2 Chiều rộng lá (cm) 5,76 + 0,05 5,23 3 Tỷ số dài/rộng 1,236 4 Dài cuống lá (cm) 3,81 + 0,11 15,57 5 Đuôi lá (cm) 0,96 + 0,10 5,69

6 Mầu sắc, hình dạng lá Xanh đậm, mặt trên bóng, hình trái tim, có đuôi lá Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Cây Sachi có khả năng sinh trưởng tốt, tán lá có màu xanh đậm, mặt trên bóng, hình trái tim và có đuôi lá đặc trưng cho thấy lá cây Sachi có khả

37

năng quang hợp tốt sinh trưởng mạnh. Lá cây Sachi tương đối to chiều dài lá đạt trung bình là 7,12 cm, chiều rộng lá trung bình đạt 5,76 cm. Tỷ số chiều dài/chiều rộng là 1,236; cuống lá dài 3,81cm; đuôi lá dài 0,96cm.

4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng lộc của giống Sachi nghiên cứu

Nghiên cứu sự sinh trưởng của các đợt lộc trong năm gồm lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông làm cơ sở để biết các đợt lộc quan trọng trong năm. Tình hình ra lộc phản ánh khả năng sinh trưởng của mỗi giống, giống nào ra lộc nhiều, lộc dài, số lá trên lộc nhiều thì giống đó có khả năng sinh trưởng tốt, sớm ổn định khung tán ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để bước vào giai đoạn kinh doanh. Ở giai đoạn kinh doanh cây ra lộc xuân, lộc hè nhiều, lộc khỏe là yếu tố quyết định đến năng suất cây, trọng lượng quả, và năng suất giữa các năm.

* Đặc điểm sinh trưởng lộc Thu của giống Sachi nghiên cứu

Kết quả theo dõi sinh trưởng lộc Thu của cây Sachi trồng tại Thái Nguyên và được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Đặc điểm sinh trưởng lộc Thu giống Sachi nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Giá trị CV(%)

1 Thời điểm ra lộc (ngày) 05/07/2017

2 Tổng số lộc/cây (lộc) 98,36 ± 1,68 9,4

3 Đường kính cành thuần thục (mm) 0,304 ± 0,005 10,52 4 Chiều dài cành thuần thục (cm) 30,74 ± 0,19 3,49 5 Số lá/cành thuần thục (lá/cành) 12,66 ± 0,41 17,80

Qua theo dõi cho thấy cây Sachi sinh trưởng khá tốt trong điều kiện trồng tại Thái Nguyên. Thời gian ra lộc Thu bắt đầu từ đầu tháng 08, tổng số lộc trên cây trung bình đạt 98,36 lộc, đường kính cành thuần thục trung bình đạt 0,304 mm , chiều dài cành thuần thục trung bình đạt 30,74 cm, số lá trên cành thuần thục trung bình đạt 12,66 lá/cành.

38

4.1.4. Đặc điểm phát triển của giống Sachi nghiên cứu

Thời gian ra hoa, đậu quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại và nhận biết các giống (chín sớm, chín muộn, chín trung bình), giống ra theo vụ hay ra quanh năm. Từ những đặc điểm này có thể bố trí cây trồng cụ thể vào cơ cấu giống cho phù hợp với vùng sản xuất và khả năng tiêu thụ của thị trường. Đặc biệt là biết được thời gian ra hoa của từng giống cây trồng để có các biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời nhằm tăng năng suất chất lượng quả khi thu hoạch. Kết quả theo dõi chúng tôi xin được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Đặc điểm ra hoa của giống Sachi nghiên cứu

TT Chỉ tiêu theo dõi Số liệu theo

dõi CV%

1 Thời gian xuất hiện hoa 05/8

2 Thời gian bắt đầu nở hoa 15/8

3 Thời gian hoa nở rộ 25/8

4 Thời gian kết thúc nở hoa 30/8

5 Số cành có hoa trên cây (cành hoa/cây) 72,56 ± 0,77 5,83 6 Tổng số chùm hoa/ cành (chùm hoa/cành) 30,86 ± 0,45 7,96

7 Số hoa cái/ cành (hoa/cành) 5,5 ± 0,21 21,89

8 Số quả đậu / cành (quả/cành) 3,9 ± 0,19 27,79

9 Tỉ lệ đậu quả (%) 70,90

Qua bảng số liệu trên cho thấy cây Sachi có thời gian xuất hiện hoa từ 05/08 và nở hoa vào ngày 15/08 đến 10 ngày tiếp theo hoa Sachi bắt đầu nở rộ (25/08). Thời gian bắt đầu nở hoa đến kết thúc hoa khoảng 15 ngày từ ngày 15/08 – 30/08.

Cây Sachi có nhiều cành có hoa trên cây trung bình đạt 72,56 cành hoa/cây, tổng số chùm hoa đạt 30,86 chùm hoa/cành, nhưng số hoa cái chỉ đạt 5,5 hoa/cành và số quả đậu trung bình đạt 3,9 quả/cành. Tuy nhiên tỷ lệ đậu

39

quả cây Sachi khá cao đạt 70,90% cho thấy một mùa thu hoạch đạt năng suất tương đối cao.

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng ,phát triển của cây Sachi tại Thái Nguyên. triển của cây Sachi tại Thái Nguyên.

4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến đặc điểm hình thái thân, cành của cây Sachi nghiên cứu

Sachi là loại cây lâu năm, thân leo bán thân gỗ, ngọn là dây leo, dưới gốc hóa gỗ, thân có tiết diện tròn, màu xanh đậm, cây cao 2-3 m, phân cành cách mặt đất 20-30cm, thân chính và cành bám vào cọc hoặc dàn để leo.

Đặc điểm hình thái cây thể hiện qua các chỉ tiêu chiều dài thân chính, đường kính gốc, chiều cao phân cành, số cành cấp 3, số cành cấp 4, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây Sachi nói riêng. Chúng ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của cây sau này. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái thân, cành giống Sachi nghiên cứu thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái cuả giống cây Sachi nghiên cứu

Chỉ tiêu CT Chiều cao thân chính (m) Đường kính gốc (cm) Chiều cao phân cành(cm) Số cànhcấp 3 (cành) Số cành cấp 4 (cành) CT1(đ/c) 3,89bc 1,81b 31,17b 25,33c 52,13 CT2 3,84c 1,80b 31,61ab 26,87b 49,13 CT3 4,06b 1,86b 31,91a 26,67b 53,40 CT4 4,39a 2,03a 32,14a 28,60a 56,77 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 CV (%) 2,2 1,9 0,9 1,7 - LSD0,05 0,17 0,69 0,59 0,89 -

40

Kết quả bảng trên cho thấy:

- Chiều dài thân chính ở các công thức thí nghiệm cây Sachi dao động từ 3,84 – 4,39 m, trong đó cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 đạt 4,39 m, cao hơn đối chứng 0,5 m. Thấp nhất là CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (3,84 m) thấp hơn đối chứng, CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT (4,60 m) có chiều cao thân chính không sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Đường kính gốc của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,80 – 2,03 cm, trong đó cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 đạt 2,03 cm cao hơn công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm còn lại. CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT (1,86 cm); CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (1,80 cm) tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng (1,81 cm) ở mức độ tin cậy 95%.

- Chiều cao phân cành của các công thức thí nghiệm dao động từ 31,61 – 32,14cm, trong đó cao rõ rệt nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 (32,14 cm) tương đương với CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT (31,91 cm) cao công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của phân hữu cơ đối với cây sachi trồng tại thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)