Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị chưng cất nước sử dụng năng lượng mặt trởi (Trang 46 - 47)

Nước lợ hoặc nước mặn được đưa vào bình chứa ở phía trên cao so với thiết

bị. Sau đó nước được chảy vào thiết bị ngưng tụ với lưu lượng nhất định. Lượng

nước được chảy vào thiết bị sẽ được gia nhiệt sơ cấp trước bởi không khí và gia

nhiệt thứ cấp bởi sự hấp thụ năng lượng mặt trời của bộ phận hấp thụ nhiệt bên dưới. Bộ phận này được làm từ kim loại (nhôm hay thiết) và được sơn đen để tăng quá trình hấp thu bức xạ mặt trời, nước có thể xem như trong suốt trong việc truyền bức xạ sóng ngắn từ mặt trời. Bề mặt hấp thụ nhận nhiệt bức xạ mặt trời và truyền

nhiệt cho nước.Khi nhiệt độ tăng, sự chuyển động của các phân tố nước trở nên rất

mạnh và chúng có thể tách ra khỏi bề mặt thoáng và số lượng tăng dần. Bởi vậy,

nước giải nhiệt sau khi được gia nhiệt sẽ phun tới dàn bay hơi, nước nóng được

phun sương trên bề mặt lớp đệm, không khí tuần hoàn theo chiều ngược lại. Trong thiết bị bay hơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt trao đổi chất giữa nước phun và không khí. Không khí ra khỏi thiết bị bay hơi là không khí ẩm bão hòa có nhiệtđộ và độ chứa hơi cao. Sau đó đi vào thiết bị ngưng tụ nhả nhiệt hiện và nhiệt ẩn cho nước giải nhiệt và hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại. Không khí sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ sẽ đi vào thiết bị bay hơi thực hiện một chu trình mới. Phần nước muối thừa (có nồng độ muối cao) trong thiết bị bay hơi được thải ra ngoài, không cấp trở lại bộ gia nhiệt. Đối lưu của không khí phía trên bề mặt mang theo hơi nước tạo nên quá trình bay hơi. Sự bốc lên của dòng không khí chứa đầy hơi ẩm, sự làm mát mặt tiếp xúc bởi không khí đối lưu bên ngoài và lớp nước mỏng

35

nước chảy tràn làm cho các phần tố nước ngưng tụ lại và chảy xuống máng chứa ở góc dưới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị chưng cất nước sử dụng năng lượng mặt trởi (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)