Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 54 - 59)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm

Đặc điểm hình thái tán cây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để phân biệt các giống bưởi với nhau. Bởi vì mỗi giống có một hình thái tán khác nhau, có giống tán xòe rộng, có giống tán hẹp ngọn,…Tùy theo đặc điểm hình thái tán mà ta có thể điều chỉnh mật độ, khoảng cách trồng sao cho phù hợp, sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất và hạn chế được tác động của điều kiện ngoại cảnh, cũng như sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt.

Đặc điểm hình thái tán ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất sau này của cây, cây có bộ khung tán đều đẹp khả năng cho năng suất cao hơn cây có tán không đều. Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ sinh trưởng , phát triển tạo tán mạnh, để có bộ khung vững chắc. Hàng năm tán được mở rộng nhờ sự sinh trưởng của cây và sự hình thành cành thông qua các đợt lộc tạo tán cho

cây có bộ khung tán to hay nhỏ khác nhau, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định. Vì vậy cần tiến hành chăm sóc, cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc còn nhỏ.

Động thái tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc là chỉ tiêu giúp ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của giống bưởi. Trong điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc như nhau luôn có sự chênh lệch về chiều cao, đường kính gốc, đường kính tan.

4.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái tăng trưởng chiều cao cây của bưởi thí nghiệm

(đv:cm)

Công thức Chiều cao cây (cm)

Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 1 98,12 103,00 107,73 112,40 116,90 119,87 2 97,33 101,27 105,10 108,87 111,60 114,00 3 97,83 101,60 104,40 107,20 110,03 112,90 LSD.05 2,64 2,56 2,16 1,68 2,27 2,50 CV (%) 2,20 2,10 1,90 1,70 1,90 2,00 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Hình 4.1. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống bưởi thí nghiệm

0 20 40 60 80 100 120 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 CT1 CT2 CT3

Qua bảng số liệu 4.6 và hình 4.1 ta thấy :

Chiều cao cây của giống bưởi da xanh Đài Loan với 2 giống còn lại (bưởi Đỏ và bưởi Diễn) tăng trưởng khá đồng đều. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm tăng trưởng mạnh từ tháng 6 đến tháng 9, từ tháng 10 do nhiệt độ thấp dần nên chiều cao cây tăng trưởng chậm. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây cụ thể của giống bưởi da xanh Đài Loan từ 98,12-119,87cm; giống bưởi Đỏ tăng từ 97,33-114cm; bưởi Diễn tăng từ 97,83-112,9cm. Trong các giống thí nghiệm thì bưởi da xanh Đài Loan tăng trưởng chiều cao nhanh nhất qua 5 tháng tăng 21,75cm, sau đó là giống bưởi Đỏ tăng 16,67cm, tăng trưởng chậm nhất là giống bưởi Diễn tăng 15,07cm.

Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, nó phản ánh sức sinh trưởng và phát triển, năng suất của giống. Tùy vào mỗi khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau, ngoài ra tốc độ tăng trưởng chiều cao cây còn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

4.2.2. Động thái tăng trưởng đường kính gốc

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây thì động thái tăng trưởng đường kính gốc giúp ta biết rõ hơn khả năng sinh trưởng của giống vì gốc là bộ phận nâng đỡ thân cây, cành lá. Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, nó thể hiện khả năng chống chịu của cây và liên quan đến khả năng tạo tán của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và sự thích nghi của giống.

Theo dõi về khả năng tăng trưởng đường kính gốc của các giống thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.7 :

Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống bưởi thí nghiệm

Đơn vị : cm Công thức Đường kính gốc (cm) Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng10 Tháng11 1 2,14 2,25 2,40 2,51 2,59 2,67 2 1,88 1,96 2,10 2,21 2,32 2,39 3 1,97 2,08 2,21 2,31 2,41 2,47 LSD.05 0,17 0,19 0,17 0,17 0,18 0,19 CV (%) 3,80 4,10 3,40 3,20 3,30 3,30 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Hình 4.2. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các giống bưởi thí nghiệm

Qua bảng số liệu 4.7 và hình 4.2 cho thấy:

Qua 5 tháng đường kính gốc của các giống bưởi thí nghiệm tăng trưởng không nhiều, có tháng gần như không tăng, điển hình là các tháng 10, 11 do

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 CT1 CT2 CT3

thời thiết bắt đầu giao mùa, nhiệt độ xuống thấp nên sự tăng trưởng đường kính gốc giảm. Kết quả xử lí thống kê cho thấy đường kính gốc của giống bưởi da xanh Đài Loan tăng trưởng nhiều nhất qua 5 tháng tăng 0,53 cm , bưởi Đỏ tăng 0,51cm, bưởi Diễn tăng trưởng chậm nhất 0,50 cm, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

4.2.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán

Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh

trưởng. Đường kính tán tăng dần theo tuổi của cây, nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sở xác định biện pháp bón phân.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ sinh trưởng, tạo tán mạnh, có bộ khung tán vững chắc là tiền đề cho năng suất cao, ổn định cho sau này. Vì vậy cần cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc còn nhỏ.

Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán của bưởi thí nghiệm

Đơn vị : cm Công thức Đường kính tán (cm) Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 1 67,54 71,00 73,89 76,87 78,85 79,92 2 52,24 55,21 58,27 60,29 62,32 63,37 3 62,58 64,73 67,85 69,87 71,77 72,81 LSD.05 4,90 4,88 5,11 4,99 4,95 4,84 CV (%) 3,60 3,40 3,40 3,20 3,10 3,00 P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05

Qua bảng số liệu 4.8 trên cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua 5 tháng đường kính tán trung bình của giống bưởi da xanh Đài Loan tăng 12,38 cm; đường kính tán giống bưởi Đỏ tăng 11,13 cm; giống bưởi Diễn tăng ít nhất 10,23 cm. Sự tăng trưởng đường kính tán của các giống

bưởi thí nghiệm được quyết định phần lớn bởi đặc tính của giống. Kết quả xử lí thống kê cho thấy sai khác có ý nghĩa, ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 54 - 59)