Sản xuất cam, quýt, bưởi trên thế giới từ 2012 đến 2016

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 30 - 32)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích (nghìn ha)

Bưởi 321528 320898 348689 354625 358724

Cam 3821673 3894502 4045424 3962207 3965265 Quýt 2271266 2315992 2450177 2540498 2609121

Năng suất (tạ/ ha)

Bưởi 256,302 264,608 249,112 249,149 252,957 Cam 178,334 177,859 178,862 183,722 184,572 Quýt 120,864 120,799 124,693 129,772 125,684 Sản lượng (nghìn tấn) Bưởi 8240840 8491232 8686264 8835434 9074176 Cam 68881509 70629568 72357244 72794288 73187570 Quýt 27653751 28214951 30551955 32968646 32792530 (Nguồn: FAOSTAT/Statics (2018)[22 ]

Qua bảng số liệu về diện tích trên ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích trồng bưởi là cao nhất năm 2016, với diện tích trồng đạt 358.724 nghìn ha. Trong mấy năm gần đây diện tích trồng bưởi trên thế giới tăng dần nhưng không đồng đều, trong 5 năm (2012-2016) trở lại đây thì diện tích trồng bưởi tăng 37.196 nghìn ha.

Qua bảng số liệu về năng suất ta thấy, năng suất tăng giảm không ổn định, năm 2012 năng suất đạt 256,302 tạ/ha đến năm 2013 năng suất tăng lên được 264,608 tạ/ha. Bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015 năng suất bưởi có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2016 đã tăng trở lại đạt 252,957 tạ/ha. Trong 5 năm gần đây năng suất giảm 3.345 tạ/ha.

Về sản lượng từ năm 2012 đến 2016 ta thấy sản lượng bưởi tăng đều, tăng 833,336 nghìn tấn.

2.3.2. Tình hình sản xuất cam, bưởi ở Việt Nam

a) Tình hình sản xuất cam bưởi ở Việt Nam

Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực.

Nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là:

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền.

- Vùng Bắc Trung bộ: Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600 ha, trong đó có khoảng 950 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm.

- Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang (Đỗ Đình Ca, 2008) [3], riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 30 - 32)