Phương pháp xử lý sô liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Sinh trưởng và phát triển của cây là tất cả những biểu hiện do kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý như: trao đổi nước, quang hợp, hô hấp...

Cây đậu tương cũng như cây trồng khác quá trình sinh trưởng đều trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đều bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến các giai đoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến các giai đoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017

Đơn vị: Ngày

Công thức

Thời gian từ khi gieo đến…

Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh Chín

(TGST) CT1 5 28 35 64 89 CT2 5 28 37 67 91 CT3 (Đ/C) 6 29 37 65 90 CT4 6 30 36 66 90 CT5 6 29 36 67 91

4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc

Thời gian từ gieo đến nảy mầm của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt hút nước, trương lên, mầm phôi sinh trưởng sau đó mọc mầm lên khỏi mặt đất, xòe lá diệp tử. Thời kỳ này cây đậu tưởng sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt.

Tất cả cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng thời gian từ gieo hạt tới khi nảy mầm là sự khởi đầu cho một chu kỳ sinh trưởng. Ở thời kỳ này nó quyết định khả năng sinh trưởng phát triển của cây sau này.

Sự nảy mầm của hạt chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại trong cây như độ mẩy, tính nguyên vẹn, độ chín yếu tố di truyền và của yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ, độ sâu gieo hạt, hàm lượng oxy trong đất.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Trên các công thức bón phân khác nhau thì có thời gian mọc khác nhau, dao động từ 5 - 6 ngày, CT1 và CT2 là 5 ngày, ở các công thức CT3, CT4, CT5 thời gian từ gieo đến mọc dài hơn đều là 6 ngày.

4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phân cành

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy trên tất cả các tổ hợp phân thì thời gian phân cành biến động từ 28 - 30 ngày. Trong đó thời gian phân cành là 28 ngày đối với CT1và CT2 (nhanh hơn 1 ngày so với công thức đối chứng), 29 ngày đối với CT3 và CT5, 30 ngày đối CT4 (chậm hơn 1 ngày so với công thức đối chứng). Sự chênh lệnh này không quá cao.

4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa

Đối với đậu tương thì thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực đan xen lẫn nhau. Khi cây đâu tương ra hoa thì thân và lá vẫn tiếp tục phát triển. Thời gian này cây chủ yếu là phát triển các cơ quan sinh sản như hoa, quả, hạt. Thời kỳ này quyết định trực tiếp đến năng suất của cây đâu tương. Cây đậu tương giai đoạn tiêu thụ rất nhiều dinh dưỡng. Vì vậy cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước và chất dinh dưỡng cho cây, tránh hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Thời kỳ ra hoa của cây đậu tương thường kéo dài từ 3 - 4 tuần, tùy từng giống và từng thời vụ mà cây có thời gian ra hoa dài ngắn khác nhau. Đây cũng là một đặc tính quan trọng bổi nó làm tăng khả năng đậu quả. Sau từ 5 - 10 ngày nở hoa thì là thời kỳ hoa rộ. Lúc này khả năng đậu quả là cao nhất so với lúc ra hoa và sau khi hoa rộ. Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa là ở nhiệt độ 25 - 28oC, ẩm độ không khí 75 - 80%, ẩm độ đất 70 - 80%.

37 ngày. Trong đó ra hoa sớm nhất là CT1 là 35 ngày (nhanh hơn 2 ngày so với công thức đối chứng),. CT2,CT3 có thời gian từ gieo đến ra hoa là 37 ngày, CT4 và CT5 chậm hơn công thức đối chứng1 ngày là 36 ngày. Từ kết quả đó chứng tỏ với từng tổ hợp phân bón khác nhau đều có ảnh hưởng đến thời kỳ ra hoa.

4.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh

Kết thúc thời gian hoa nở và thụ phấn thì quả đậu tương bắt đầu được hình thành và phát triển. Thời kỳ này quả tính lũy vật chất khô và hạt, thời gian đầu quả và hạt phát triển chậm, về sau khi vỏ quả đạt kích thước lớn nhất thì hạt mới thực sự lớn nhanh, các chất dinh dưỡng lúc này mới được tập trung nhiều vào hạt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của hạt khu thi hoạch. Nếu điều kiện ngoại cảnh ở thời điểm này không thích hợp cho cây đậu tương tích lũy vật chất khô vào hạt, sẽ dẫn đến năng suất và chất lượng của hạt thấp. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Từ bảng 4.1 cho thấy, thời gian từ lúc gieo cho đến chắc xanh biến động từ 64 - 67 ngày. Trong đó thời gian từ gieo cho đến chắc xanh của CT1 là 64 ngày (chậm hơn công thức đối chứng 1 ngày), CT2 và CT5 là 67 ngày (nhanh hơn công thức đối chứng là 2 ngày), CT3 là 65 ngày, CT4 là 66 ngày (nhanh hơn công thức đối chứnglà 1 ngày)

4.1.5. Giai đoạn từ gieo đến chín

Khi hạt chuyển sang giai đoạn chín hạt vẫn tích lũy chất khô nhưng chậm rồi ngừng hẳn, độ ẩm của hạt giảm đi rất nhiều. Khi hạt đạt kích thước tối đa, quả đủ mẩy, lượng nước trong hạt giảm dần từ 60 - 70% thì sự tích lũy vật chất khô gần như hoàn toàn. Khi trên ô có khoảng 95% số cây có quả chuyển sang màu vàng, lá rụng hết, thủy phần trong hạt khoảng từ 15 - 20% thì ta tiến hành thu hoạch. Hạt rắn dần và đạt độ chín sinh lý, vỏ nhẵn có màu vàng, màu đặc trưng của giống.

Từ bảng 4.1 ta thấy được ở các công thức khác nhau thời gian sinh trưởng và phát triển của giống dao động từ 89 - 91 ngày. Thời gian sinh trưởng của CT1 là 89 ngày (sớm hơn so với công thức đối chứnglà 1 ngày), CT2 và CT2 và CT5 có thời gian sinh trưởng là 91 ngày chậm hơn công thức đối chứng 1 ngày, CT3,CT4 thời giann sinh trưởng tương đương nhau là 90 ngày.

4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Các chỉ tiêu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương được thể hiện qua: Chiều cao cây, chiều cao đóng quả, số cành cấp 1, đường kính thân.Những đặc điểm này của giống đậu tương thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2.

4.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây: là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của quần thể đậu tương. Chiều cao thân chính liên quan đến số đốt trên thân, số đốt mang quả và khả năng chống đổ của cây, ngoài ra đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây đó là việc bố chí mật độ khi gieo trồng đậu tương. Chiều cao cây còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: độ ẩm, ánh sáng, kỹ thuật canh tác và đặc điểm di truyền của giống.

Bảng 4.2a. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến chiều cao cây của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 Chỉ tiêu Công thức Chiều cao phân cành (cm) Chiều cao ra hoa (cm) Chiều cao chắc xanh (cm) Chiều cao chín (cm) CT1 23,28 45,43 55,33 57,26 CT2 23,90 55,83 66,53 69,46 CT3(Đ/C) 22,60 59,96 70,13 71,46 CT4 24,28 61,80 72,66 74,73 CT5 23,68 63,66 74,76 73,96 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) - 4,2 8,3 12,4 LSD05 - 4,57 2,99 2,18

Kết quả trên bảng 4.2a cho ta thấy:

* Chiều cao phân cành

Chiều cao phân cành của các công thức tương đương nhau, từ 23,28 - 24,28cm.

* Chiều cao ra hoa

Chiều cao ra hoa của các công thức dao động từ 45,43 - 63,66cm. Trong đó CT1 có chiều cao ra hoa thấp hơn hẳn CT4, CT5 và CT3(Đ/C). CT2 tương đương công thức đối chứng. CT4 và CT5 có chiều cao ra hoa tương đương nhau và cao hơn hẳn công thức đối chứng, tin cậy ở mức 95%.

* Chiều cao chắc xanh

Chiều cao chắc xanh của các công thức dao động từ 55,33-74,76cm. Trong đó CT1 có chiều cao chắc xanh thấp nhất (55,33cm) thấp hơn hẳn CT3 (Đ/C) và các công thức còn lại. Tiếp theo là CT2; CT4 có chiều cao chắc xanh tương đương công thức đối chứng. CT5 có chiều cao chắc xanh đạt (74,76cm) tương đương CT4 nhưng cao hơn hẳn CT3 (Đ/C).

* Chiều cao chín

Chiều cao chín ở các công thức khác nhau là khác nhau, dao động từ 57,26- 74,73cm. Trong đó CT1 có chiều cao chín thấp hơn hẳn công thức đối chứng (CT3) và các công thức còn lại, CT2 có chiều cao cây chín tương đương CT3(Đ/C), CT4 có chiều cao đạt 74,73cm tương đương với CT5 (cao hơn công thức đối chứng), tin cậy ở mức 95%.

4.2.2. Đường kính thân, số cành cấp 1 và số đốt

Số cành cấp 1, số đốt hữu hiệu, phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tương. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.2b.

Bảng 4.2b. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến một số đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017

Công thức Số cành cấp 1 Số đốt/thân chính (đốt) Đường kính thân (mm) CT 1 3,56 11,46 2,56 CT 2 3,03 13,16 3,60 CT 3(Đ/C) 3,56 13,02 3,66 CT 4 3,10 14,96 4,16 CT5 3,66 14,83 4,36 P >0,05 <0,05 <0,05 Cv (%) - 13,4 11,2 LSD05 - 0,88 0,22 * Số cành cấp 1

Khả năng phân cành nhiều là tiền đề tạo ra năng suất cao, cành là bộ phận quan trọng của cây trồng, nó vừa mang bộ lá vừa mang quả và hạt, đây là nơi trung gian vận chuyển các sản phẩm đồng hoá về hạt.

Cành cấp một là cành mang chùm hoa cho số lượng quả nhiều hơn các cành khác, do vậy đây là chỉ tiêu được đánh giá là rất quan trọng. Khả năng phân cành nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào tính trạng di truyền mà còn chịu sự chi phối bởi các biện pháp kỹ thuật, và thời vụ gieo trồng.

Qua bảng 4.3b cho thấy: Số cành cấp 1 ở các công thức là tương đương nhau từ 3,03 - 3,56 cành/cây.

* Số đốt trên thân chính

Từ đốt là nơi hình thành nên hoa và quả, số đốt quá thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nhưng chiều dài đốt lớn lại làm cho cây dễ đổ. Số đốt/thân chính phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra còn chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ và cả yếu tố dinh dưỡng.

Qua bảng 4.3b cho thấy: số đốt trên thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 11,46- 14,96 đốt/thân. Trong CT1 có số đốt thấp hơn hẳn công thức đối chứng (CT3) và các công thức còn lại, CT2 có số đốt trên thân chính tương đương

với CT3 (Đ/C), CT4 có số đốt trên thân chính đạt 14,96 đốt/thân tương đương CT5 (cao hơn công thức đối chứng), tin cậy ở mức 95%.

* Đường kính thân

Đường kính thân cùng với chiều cao cây, chiều cao đóng quả và đường kính thân chính liên quan đến sức sinh trưởng, tính chống đổ của cây đậu tương. Nếu chiều cao cây thấp kết hợp với đặc điểm đường kính thân lớn và vị trí đóng quả thấp sẽ tăng khả năng chống đổ của cây. Đường kính thân lớn hay bé phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, biện pháp canh tác chế độ dinh dưỡng…

Kết quả bảng 4.3b cho thấy: đường kính thân của các công thức dao động từ 2,56 - 4,36mm. Trong đó CT1 có đương kính thân thấp hơn hẳn CT5 và các công thức còn lại, CT2 có đường kính thân tương đương với CT3(Đ/C), CT5 có đường kính thân đạt 4,36cm tương đương CT4 và cao hơn công thức đối chứng, tin cậy ở mức 95%.

4.3. Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Các chỉ tiêu sinh lý của cây trồng đó là chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô là những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của đậu tương và nó liên quan chặt chẽ đến khả năng cho năng suất của cây đậu tương.

Lá là một bộ phận quan trọng của cây, là nơi diễn ra quá trình quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ cũng cấp cho sự sinh trưởng phát triển chung của toàn cây, giúp cây tích lũy vào các cơ quan bộ phận sử dụng như hạt, củ, quả…chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quan hợp của quần thể cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng.

Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương là lượng chất khô được tích lũy trong cây. Khả năng tích lũy chất khô là tiền đề cho quá trình vận chuyển chất hữu cơ vào dự trữ hạt.

Qua nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi đã thu được bảng kết quả về chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô ở các thời kỳ hoa của giống đậu tương thí nghiệm.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón vô cơ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017

Công thức

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh

CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTLVCK CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTLVCK (g/cây) % (g/cây) % CT1 2,41 9,96 14,56 4,19 17,23 22,03 CT2 3,67 11,93 14,16 4,61 25,33 24,12 CT3(Đ/C) 4,78 12,80 14,65 5,57 28,53 28,45 CT4 4,61 12,56 15,07 5,85 26,43 27,54 CT5 3,52 12,50 14,99 4,97 26,43 28,36 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Cv (%) 3,12 11,2 - 5,33 12.33 12,60 LSD05 0,33 1,04 - 0,36 1.55 1,64

- Chỉ số diện tích lá: Diện tích lá của các giống đậu tương phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống, ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí hậu, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp canh tác khác nhau. Chỉ số diện tích lá của cây qua các thời kỳ là khác nhau.

Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy: chỉ số diện tích lá tăng từ thời kỳ hoa rộ và đạt cực đại ở thời kỳ chắc xanh. Trong đó ở thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá dao động từ 2,41 - 4,78 m2 lá/m2 đất; thời kỳ chắc xanh chỉ số diện tích lá dao động từ 4,19 - 5,85 m2 lá/m2 đất. So sánh giữa các công thức thấy rằng ở cả 2 thời kỳ, chỉ số diện tích lá ở CT3(Đ/C), CT4 là tương đương nhau và cao hơn hẳn CT1, CT2,CT5 tin cậy ở mức 95%.

- Khả năng tích lũy vật chất khô: Lượng chất khô tích lũy được phụ vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp. Diện tích lá lớn, hiệu suất quang hợp cao thì lượng chất khô tích lũy trong cây nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, lượng chất còn tùy thuộc vào đặc tính của giống, lượng phân bón, điều kiện ngoại cảnh vụ sản xuất, mức độ thâm canh.

+ Thời kỳ hoa rộ:

- Khối lượng chất khô thời kỳ này dao động từ 9,96 - 12,80 g/cây. So sánh giữa các công thức thấy rằng CT1 thấp hơn hẳn công thức đối chứng và các công thức còn lại, CT2,CT4 và CT5 tương đương CT3(Đ/C),tin cậy ở mức 95%.

- Tỷ lệ tích khô của các công thức là tương đương nhau, từ 14,16-15,07%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)