Nghiên cứu sự thay đổi đặc tính bề mặt, biến dạng nén của vải bông sau xử lý hoàn tất với chitosan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở quy mô công nghiệp (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.4 Nghiên cứu sự thay đổi đặc tính bề mặt, biến dạng nén của vải bông sau xử lý hoàn tất với chitosan

xử lý hoàn tất với chitosan

Giáo sư người Nhật Kawabata đã phát minh ra hệ thống thiết bị (hình 2.15) có thể xác định cảm giác sờ tay của vải thông qua việc đo các tác động về lực với giá trị nhỏ vào vải bao gồm các mô đun đánh giá sau:

- Đánh giá về độ nhám bề mặt của vải

- Đánh giá biến dạng kéo, biến dạng trượt của vải - Đánh giá biến dạng nén của vải

- Đánh giá biến dạng uốn của vải

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, đề tài sẽ kiểm tra một số thông số như độ nhám bề mặt, biến dạng nén, của vải sau xử lý để thấy được tác động của quá trình xử lý tới các tính chất này của vải.

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm TN Vật liệu dệt may da giầy - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

2.5. Kết luận:

Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu thực nghiệm của luận văn sẽ bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở qui mô công nghiệp

- So sánh các tính chất cơ lý và tiện nghi của vải bông sau xử lý và trước khi xử lý

- Quá trình nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở qui mô công nghiệp sẽ được tiến hành tại nhà máy nhuộm của công ty CP dệt lụa Nam Định tại Khu công nghiệp Hòa Xá tỉnh Nam Định.

- Quá trình nghiên cứu thực nghiệm so sánh các tính chất cơ lý và tiện nghi của vải bông trước và sau xử lý hoàn tất được tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở quy mô công nghiệp (Trang 43 - 45)