Kết quả kiểm tra tính chất cơ lý của vải trước và sau xử lý hoàn tất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở quy mô công nghiệp (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả kiểm tra tính chất cơ lý của vải trước và sau xử lý hoàn tất

Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải trước và sau khi xử lý với chitosan theo hướng sợi dọc. ( Phụ lục 1)

Mẫu vải Pđ(N) Eđ (mm) Mật độ sợi (sợi/inch)

Trước khi XL với chitosan 709.33 24.408 121

Sau khi XL với chitosan 523.00 17.472 121

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải trước và sau khi xử lý với chitosan theo hướng sợi ngang. (Phụ lục 1)

Mẫu vải Pđ(N) Eđ (mm) Mật độ sợi (sợi/inch)

Trước khi XL với chitosan 297.22 27.069 61

Sau khi XL với chitosan 203.97 20.697 61

Trong đó:

* Pđ: Độ bền kéo đứt của mẫu vải (N). * Eđ: Độ giãn đứt của mẫu vải (mm).

Từ bảng 3.1 và 3.2 thấy rằng độ bền của vải sau khi xử lý hoàn tất với chitosan bị giảm 26.27% theo hướng sợi dọc và 31.37% theo hướng sợi ngang điều đó chứng tỏ rằng quá trình xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cơ học của vải. Có thể thành phần axit xitric trong dung dịch chitosan ngấm ép vải bông kết hợp với nhiệt độ gia nhiệt trong thời gian một phút là nguyên nhân làm giảm độ bền của vải sau xử lý. Mặc dù chỉ là axit yếu, tuy nhiên vì xenlulo kém bền với dung dịch axit do đó khi ngấm ép vải bông với dung dịch chitosan, axit xitric đã phá vỡ liên kết cầu oxy trong đại phân tử xenlulo, làm cho liên kết giữa các mạch xích trong xenlulo bị yếu đi và kết quả là làm cho độ bền của

vải bông bị giảm. Hơn nữa khi gia nhiệt để gắn chitosan lên vải bông ở nhiệt độ 1700C trong điều kiện vải có chứa hàm lượng axit nhất định cũng như là xúc tác phản ứng càng làm cho vải bông bị suy giảm độ bền. Với nhiệt độ 1700C là cần thiết và hiệu quả để xảy ra phản ứng este giữa chitosan và xenlulo nhưng đây cũng là nhiệt độ tương đối cao, có thể làm cho xenlulo bị lão hóa một phần dẫn đến làm giảm độ bền của vải bông sau xử lý.

Từ bảng 3.1 và 3.2 cũng cho thấy độ giãn của vải bông theo cả hai hướng sợi dọc và sợi ngang cũng đều bị giảm xuống lần lượt là 28.41% và 23.53% chứng tỏ thành phần axit xitric trong dung dịch chitosan xử lý với vải bông đã làm cho liên kết trong mạch đại phân tử của xenlulo bị suy yếu làm cho cả độ bền và độ giãn của vải đều bị giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hoàn tất cho vải bông bằng chitosan ở quy mô công nghiệp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)