2.3.1.Mục tiêu 1 và mục tiêu 2:
Khảo sát tính đa hình của CYP3A5 và CYP2C9 và xác định tỷ lệ các kiểu hình của CYP3A5 và CYP2C9 trên bệnh nhân động kinh nghiên cứu và xác định mối liên quan giữa tính đa hình của CYP3A5 với nồng độ CBZ, tính đa hình của CYP2C9 với nồng độ VAL và PHT trong trị liệu.
2.3.1.1.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.3.1.2.Đối tượng nghiên cứu:
BN có chẩn đoán bệnh động kinh và có sử dụng một trong các thuốc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2017, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.
2.3.1.3.Cỡ mẫu của nghiên cứu
Số lượng mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu được tính toán dựa trên công thức sau [5]: n= Z ε 2 ×p× (1–p) Trong đó:
Z là trị số theo phân phối chuẩn, xác suất sai lầm loại 1 α = 0,05; Zα/2 = 1,96).
n: số lượng cỡ mẫu tối thiểu
ε: sai số tuyệt đối được chấp nhận, chọn ε = 0,1. p là tần suất alen đột biến trong dân số.
Theo các nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Thái Lan (Duangchit Panomnava 2013), Hàn Quốc (Park PW, Seo YH 2009) tỷ lệ mang alen *3 của
CYP3A5 trong khoảng 20-35% [92], [93]; Tỷ lệ mang alen *3 của CYP2C9 dao động trong khoảng 70-90%. Giả sử rằng tỷ lệ kiểu hình này trên BN động kinh ở các bệnh viện Việt Nam tương tự như trên, vậy chọn p =0,2 cho CYP3A5 và p =0,8 cho CYP2C9.
Áp dụng công thức trên số mẫu tối thiểu là 61 mẫu cho mỗi CYP. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn các BN thoả tiêu chí chọn mẫu và không có tiêu chí loại trừ với cách chọn mẫu thuận tiện liên tiếp theo trình tự thời gian, cho đến khi đủ số lượng BN cần cho nghiên cứu.
2.3.2.Mục tiêu 3:
Đánh giá vai trò của theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong trị liệu bao gồm hiệu quả điều trị và tính an toàn thông qua thực hành lâm sàng và nhận thức của nhân viên y tế.
2.3.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp trước – sau, thời gian theo dõi 12 tháng. 2.3.2.2.Đối tượng nghiên cứu:
BN có chẩn đoán bệnh động kinh và có sử dụng một trong các thuốc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2017, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ được theo dõi 12 tháng.
2.3.2.3.Cỡ mẫu nghiên cứu
Số lượng mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu được tính toán dựa trên công thức sau [24]: n ≥ Z /2 2 ×p×(1–p) ε2 1 + Z2/2×p×(1ε2×N–p) Trong đó:
n: số lượng cỡ mẫu tối thiểu Zα/2 = 1,96 (với α = 5%)
p: tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt/trung bình cơn động kinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau can thiệp (với tỷ lệ 0,63 kiểm soát tốt/trung bình theo một khảo sát đầu năm 2016 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định [6], ước tính các can thiệp có ý nghĩa lâm sàng nếu p ≥ 0,75; do đó chọn p = 0,75)
ε: sai số tuyệt đối được chấp nhận, chọn ε = 0,1
N: số bệnh nhân động kinh điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong một năm có sử dụng CBZ, VAL, hoặc PHT (ước tính N = 250)
Áp dụng công thức trên, số mẫu tối thiểu là 57 bệnh nhân Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn các BN thoả tiêu chí chọn mẫu và không có tiêu chí loại trừ với cách chọn mẫu thuận tiện liên tiếp theo trình tự thời gian, cho đến khi đủ số lượng BN cần cho nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu