bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia một cách có hiệu quả, tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện hệ thống các VBPL về du lịch của tỉnh Trong thời gian qua, theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã ban hành một số VBPL về lĩnh vực du lịch để quản lý HĐDL của tỉnh gồm: (xem Bảng 3 6)
Bảng 3 6 Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành về du lịch của tỉnh Hòa Bình TT Loại văn
bản Tên văn bản Số hiệu và ngày banhành Cơ quanban hành
1 Quyết định
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình đến 2020 Số 383/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 UBND tỉnh 2 Quyết định
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Số 968/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 UBND tỉnh 3 Quyết
định Ban hành Quy định tổ chức, quản lý, khaithác hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Số 12/2016/QĐ- UBND ngày 15/4/2016 UBND tỉnh 4 Quyết
định Ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình
Số 18/2016/QĐ- UBND ngày 17/5/2016 UBND tỉnh 5 Quyết
định Phê duyệt Quy hoạch phát triển Điểm du lịchquốc gia Mai Châu đến năm 2030 Số 1728/QĐ-UBNDngày 04/7/2016 UBNDtỉnh 6 Nghị
quyết Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm dulịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số 06-NQ/TU ngày
30/8/2016 Tỉnh ủy 7 Nghị
quyết
Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số 10-NQ/TU ngày 20/12/2016
Tỉnh ủy 8 Kế hoạch Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát
triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030
Số 36/KH-UBND
ngày 07/4/2017 UBNDtỉnh 9 Kế hoạch Triển khai Quy hoạch phát triển điểm du lịch
quốc gia Mai Châu Số 42/KH-UBNDngày 14/4/2017 UBNDtỉnh 10 Quyết
định Ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịchtrong vùng quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu tỉnh Hòa Bình
Số 781/QĐ-UBND
ngày 12/5/2017 UBNDtỉnh 11 Quyết
định Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thốngcảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030
Số 883/QĐ-UBND
ngày 31/5/2017 UBNDtỉnh 12 Nghị
quyết
Phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia Số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 Tỉnh ủy 13 Chương trình hành động
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Số 15-Ctr/TU ngày
22/9/2017 Tỉnh ủy 14 Quyết
định
Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách, theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao và
Số 08/2018/ QĐ- UBND ngày 05/02/2018
UBND tỉnh
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật)
Việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về du lịch của tỉnh Hòa Bình được thực hiện tương đối tốt Hệ thống VBPL này đã đảm bảo
TT Loại văn
bản Tên văn bản Số hiệu và ngày banhành Cơ quanban hành
du lịch tại Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình 15 Chỉ thị Tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo
trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số 04/CT-UBND ngày 28/02/2018 UBND tỉnh 16 Quyết định
Sửa đổi Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình Số 15/2018/ QĐ- UBND ngày 12/3/2018 UBND tỉnh
17 Kế hoạch Phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số 106/KH-UBND ngày 03/6/3018
UBND tỉnh 18 Kế hoạch Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu tiềm năng
du lịch tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017-2020 Số 103/KH-UBNDngày 02/8/3018 UBNDtỉnh 19 Quyết
định
Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Số 2140/QĐ-UBND ngày 14/9/2018
UBND tỉnh 20 Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020
Số 125/KH-UBND
ngày 20/9/3018 UBNDtỉnh 21 Quyết
định Ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên đốivới nước khoáng thiên nhiên dùng để ngâm, tắm, trị bệnh, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số 06/2019/ QĐ-
UBND ngày 4/3/2019 UBNDtỉnh 22 Kế hoạch Kế hoạch về phát triển kinh tế du lịch gắn với
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Số 106/KH-UBND ngày 03/6/2019 UBND tỉnh 23 Quyết định
Ban hành Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp
ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình”
Số 1697/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 UBND tỉnh 24 Quyết định
Ban hành Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số 04/2020/ QĐ- UBND ngày 13/3/2020 UBND tỉnh 25 Quyết định
Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Số 1795/ QĐ-UBND ngày 20/8/2021
UBND tỉnh
phủ trùm một số vấn đề như: chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ cấu lại ngành du lịch; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên có liên quan như Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Sở VH,TT&DL tỉnh; phê duyệt hoặc triển khai quy hoạch du lịch tỉnh, quy hoạch điểm du lịch; hướng dẫn khai thác giao thông đường thủy trong kinh doanh du lịch và PTDL gắn với nông thôn, phí và thuế sử dụng tài nguyên (nước khoáng) cho PTDL; quy chế quản lý hoạt động của các khu du lịch,… Các văn bản này chính là căn cứ pháp lý quan trọng để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến PTDL của tỉnh
Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh (xem Phụ lục 6 và Hình 3 4), việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật của tỉnh Hòa Bình đạt mức điểm trung bình là 3 36 (mức khá)
Hình 3 4 Kết quả đánh giá việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh)
Trong đó, GTTB của các chỉ tiêu nằm trong khoảng từ 3,14 đến 3,43 Các chỉ tiêu đạt điểm số ở mức trung bình gồm chỉ tiêu Hệ thống văn bản pháp luật về du lịch
theo phân cấp của tỉnh được xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời đạt mức
3,14 và chỉ tiêu Hệ thống văn bản pháp luật ban hành theo thẩm quyền tạo thuận lợi
cho tỉnh trong PTDL đạt mức GTTB là 3,34 Lý do dẫn đến kết quả này là mặc dù đã
được quan tâm xây dựng và ban hành trong thời gian qua nhưng hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh vẫn được xem là chưa đầy đủ dẫn đến những khó khăn trong quá trình
triển khai Vấn đề này cũng đồng nhất với kết quả khảo sát đối tượng là đại diện doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương được trình bày tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8
Căn cứ vào đặc điểm thực tế của du lịch tỉnh Hòa Bình, có thể nhận thấy hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh Hòa Bình còn một số lỗ hổng sau cần phải tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện:
Thứ nhất, hiện chưa có văn bản nào được ban hành để quản lý homestay và
farmstay – loại hình kinh doanh lưu trú được xem là phổ biến tại Hòa Bình, nơi loại hình du lịch văn hóa cộng đồng rất phát triển Trong khi đó, với homestay dù đã có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng riêng nhưng thực tế xuất hiện nhiều biến tướng dẫn tới ảnh hưởng không tốt đến cảm nhận của du khách về chất lượng du lịch của tỉnh Hình thức farmstay mới xuất hiện trong thời gian gần đây, chưa có quy định rõ ràng để quản lý loại hình này
Thứ hai, là tỉnh miền núi, Hòa Bình sở hữu phong cảnh thơ mộng hữu tình, có
không ít hang động kỳ vĩ, hoang sơ được khai thác để PTDL, có thể kể đến như: động Hoa Tiên, động Thác Bờ (Tân Lạc), động Thiên Long (Yên Thủy), động Đá Bạc (Lương Sơn),… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các quy định liên quan để quản lý khai thác các hang động, vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả vừa gìn giữ, bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch rất có giá trị này
Thứ ba, chưa ban hành quy định về ứng xử trong HĐDL để xác định rõ những
hành vi, cách cư xử,… của các thành phần tham gia vào hệ thống du lịch, đảm bảo duy trì, bảo tồn văn hóa địa phương, tính thiêng tại các điểm du lịch tôn giáo tâm linh và tạo dựng môi trường du lịch văn minh
Thứ tư, để đảm bảo PTDL có hiệu quả, tỉnh cũng cần xem xét để bổ sung thêm
quy chế phối hợp giữa Sở VH,TT&DL tỉnh với các sở, ban, ngành có liên quan trong hỗ trợ khách du lịch
Ngoài ra, là một loại hình du lịch mới phát triển tại Hòa Bình nhưng tỉnh chưa có các quy định về việc khai thác và đảm bảo an toàn cho khách du lịch; đồng thời, tỉnh cũng như chưa đưa ra được các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách du lịch và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19