Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một thành tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Nhiệm vụ và vai trò của xúc tiến quảng bá trong lĩnh vực PTDL rất lớn, nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trường khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều lượng khách biết đến và lựa chọn du lịch Hòa Bình Bên cạnh đó, làm tốt hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn là cách để thu hút nhà đầu tư cho PTDL của tỉnh một cách có hiệu quả
Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 08-NQ/TW về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Trong nghị quyết đã yêu cầu cần tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước
Trên thực tế, trong thời gian qua, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Hòa Bình bộc lộ rất nhiều hạn chế, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua số liệu khảo sát của nghiên cứu sinh tại Phụ lục 6, Phụ lục 7 và qua các dữ liệu minh chứng được đề cập đến trong chương 3 của luận án này Trước nhu cầu thực tế, xúc tiến quảng bá du lịch cần được thực hiện bài bản Các kế hoạch và chiến dịch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu thị trường Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch cần được thực hiện ở quy mô lớn và tác dụng sâu rộng hơn, đồng thời đặt trọng tâm vào xây dựng thương hiệu du lịch, lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch
Xúc tiến quảng bá du lịch phải là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm được xây dựng, tạo dựng được hình ảnh chân thực của du lịch Hòa Bình và các sản phẩm du lịch Hòa Bình, cung cấp được thông tin đúng và đủ cho đúng đối tượng cần thông tin và làm nổi bật các giá trị quan trọng nhất nhằm định vị được vị trí của du lịch Hòa Bình và từng sản phẩm của du lịch Hòa Bình đối với thị trường khách Để đảm bảo thực hiện có bài bản, đạt được mục tiêu xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm du lịch, chiến lược xúc tiến quảng bá cần dựa trên quan điểm phát triển thị trường và sản phẩm, do đó phải thay đổi phương thức từ xúc tiến quảng bá
đại trà, không phân biệt trước đây sang tiếp cận phân đoạn thị trường và tập trung có trọng điểm Các công việc cần tiến hành bao gồm:
Một là, xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về thị trường khách du lịch Bố
trí nguồn lực cho xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình; tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế
Hai là, đổi mới quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả giới thiệu các tài nguyên
và điểm đến hấp dẫn của Hòa Bình; khai thác hiệu quả các trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành và các địa phương; ứng dụng công nghệ xây dựng trang du lịch thông minh của tỉnh phục vụ quảng bá xúc tiến du lịch Hòa Bình Yêu cầu thường xuyên cập nhật thông tin, hoàn thiện hệ thống, bổ sung thông tin còn khuyết thiếu để đảm bảo hiệu quả sử dụng của hệ thống thông tin truyền thông vô cùng hiệu quả này
Ba là, đẩy mạnh liên kết hợp tác, tổ chức đón các đoàn Presstrip đến khảo sát
nghiên cứu; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu tuyên truyền, quảng bá du lịch Hòa Bình
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, việc tổ chức thực hiện cần được tiến hành như sau: Sở VH,TT&DL chỉ đạo các đầu mối phụ trách các website của sở, Hiệp hội
Du lịch tỉnh, Cổng Du lịch thông minh của tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện nội dung các website, đảm bảo cung cấp thông tin du lịch đầy đủ, cập nhật Đây là một kênh thông tin rất quan trọng giúp khách du lịch tiềm năng tham khảo và lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của mình
Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chỉ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyền truyền quảng bá du lịch Hòa Bình Triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại trong hoạt động du lịch theo quy định Kiểm tra xử lý kịp thời việc đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác về tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh
Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư PTDL của tỉnh trong nước và quốc tế Chủ động tham mưu xây dựng phát triển các hệ thống thông tin tuyên truyền quảng bá; ứng dụng rộng rãi và triệt để khai thác các công nghệ thông tin mới cho các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch Chủ trì, phối hợp trong việc kết nối thông tin và hợp tác quảng bá du lịch với các tỉnh và địa phương thiết thực, hiệu quả
Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá du lịch tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và người dân nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó vận động quần chúng tham gia thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, quảng bá tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh, giới thiệu về các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tuyến, khu, điểm du lịch hấp dẫn và các sản phẩm du lịch của Hòa Bình Hiệp hội Du lịch tỉnh huy động các doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia các chương trình, hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch Hòa Bình; giới thiệu hình ảnh du lịch của doanh nghiệp và của tỉnh đến các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế
4 2 4 Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình
Dù sở hữu nhiều tiềm năng nhưng đến nay việc khai thác PTDL tỉnh Hòa Bình còn nhiều hạn chế, trong đó hệ thống CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu đồng bộ và không đảm bảo về chất lượng Hệ thống CSHT không chỉ phục vụ riêng cho PTDL mà còn ảnh hưởng đến đời sống của dân cư địa phương do họ đều sử dụng chung hệ thống CSHT này Để có thể đầu tư nâng cấp hệ thống CSHT của tỉnh, cần tập trung ở một số hoạt động trọng điểm như sau:
Thứ nhất, xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các hình
thức đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân; ưu tiên ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ người dân tham gia PTDL cộng đồng,…
Thứ hai, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối
với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận đến các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh để thuận lợi cho du khách đến Hòa Bình Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các bến tàu, thuyền để kết nối tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà từ Quảng Ninh lên thành phố Hòa Bình và đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
Thứ ba, tiếp tục ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối
với khu du lịch hồ Hòa Bình theo Quy hoạch tổng thể PTDL của tỉnh Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình
Thứ tư, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ PTDL hướng
tới trình độ của khu vực Đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống viễn thông, mạng wifi miễn phí tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm có lượng khách đông; phủ sóng điện thoại tại các điểm du lịch cộng đồng vùng sâu, vùng cao để thuận lợi cho việc thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu của du khách
Để thực hiện được các công việc nêu trên, các sở, ban, ngành có liên quan cần chủ trì và phối hợp thực hiện các trách nhiệm cụ thể sau:
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch; bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng du lịch; nghiên cứu đề xuất ban hành cơ chế chính sách ưu tiên cho các dự án đầu tư PTDL sinh thái gắn với trồng rừng, các dự án tạo ra sản phẩm du lịch mới có chất lượng,… Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn, nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho PTDL Gắn xúc tiến đầu tư với xúc tiến du lịch của tỉnh; chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực triển khai các dự án du lịch có quy mô lớn tại Hòa Bình; tham mưu cân đối nguồn vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và nguồn chương trình đầu tư xây dựng CSHT du lịch quốc gia ưu tiên cho các dự án đầu tư PTDL trọng điểm của tỉnh
Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy của tỉnh và tại các khu, điểm du lịch trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải khách du lịch đến Hòa Bình Quản lý, nâng cao năng lực phục vụ các bến cảng đường thủy, điểm đỗ xe đạt chuẩn cho khách du lịch; phối hợp quản lý chất lượng vận tải, trạm dừng nghỉ du lịch Xây dựng và triển khai đề án phân luồng, tuyến giao thông ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiểm tra xử lý các phương tiện vận tải không đủ tiêu chuẩn phục vụ đảm bảo an toàn cho khách du lịch
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hỗ trợ CSHT cấp nước sạch cho các địa phương có điều kiện, tiềm năng xây dựng các khu, điểm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đề xuất hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch tại các điểm du lịch Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý tốt quy hoạch ba loại rừng tỉnh Hòa Bình; không sử dụng diện tích rừng tự nhiên để xây dựng hạ tầng du lịch theo quy định, trừ một số trường hợp do Thủ tướng chính phủ chấp thuận
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại các địa bàn du lịch trọng điểm và các dịch vụ công nghệ số phục vụ khách du lịch Xây dựng hạ tầng hệ thống du lịch thông minh của tỉnh Chỉ đạo các nhà mạng ưu tiên cho các điểm du lịch cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích hoạt động du lịch, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
4 2 5 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịchcủa tỉnh Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình
Hoàn thiện hệ thống CSVCKT phục vụ PTDL của tỉnh là việc gia tăng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách du lịch, bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, làm đẹp,…
Để hoàn thiện và phát triển mạng lưới CSVCKT phục vụ PTDL của tỉnh, thì cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu
mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm PTDL của tỉnh; thu hút các doanh nghiệp lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh
Hai là, tạo điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh
và người dân tiếp cận vay vốn khởi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
Ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh
du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ du khách tiếp cận, trải nghiệm dịch vụ dựa trên công nghệ số thúc đẩy du lịch phát triển
Bốn là, tổ chức quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm
tham quan du lịch trên toàn tỉnh; lắp đặt các biển tuyên truyền bảo vệ môi trường; triển khai xây dựng các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, lắp đặt hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu tại các điểm tham quan, điểm dừng nghỉ của du khách
Năm là, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên
quan đến du lịch; phát triển các chi hội, câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn để hỗ trợ thúc đẩy PTDL
4 2 6 Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình
Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh nhằm tạo ra sức hút đối với du khách, định hướng quyết định mua của họ khi lựa chọn điểm đến du lịch cũng như các hoạt động chi tiêu tại điểm đến của du khách Theo khảo sát của nghiên cứu sinh đối với đối tượng khách du lịch thì có đến 85% du khách cho rằng cần phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Hòa Bình, đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm du lịch đặc thù ở từng địa phương để tạo nên những nét khác biệt riêng có của từng khu, điểm du lịch Việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh cũng là cách để khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn ở các điểm đến, nhờ đó có thể đem lại hiệu quả về doanh thu du lịch của tỉnh ở mức cao hơn
Các nội dung cụ thể để thực hiện giải pháp này như sau:
Một là, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, hàng thủ công
mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu của khách du lịch
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đưa khách du lịch quốc tế đến tham
gia các chương trình du lịch thiện nguyện; hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Ba là, có chính sách thu hút đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch quy mô
lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh; đặc biệt là các loại hình và sản phẩm du lịch ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030
Bốn là, tập trung thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình, huyện