BẢO VỆ TỔ QUỐC

Một phần của tài liệu CNXH-converted (Trang 63 - 65)

- Nhận thức đúng đắn và nâng cao trách nhiệm làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

BẢO VỆ TỔ QUỐC

Câu 54: Vì sao bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - quy luật chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

* Tổ quốc XHCN:

- Tổ quốc: là tổng hòa các yếu tố tự nhiên và nhân tố xã hội của một quốc gia dân tộc

được gắn kết chặt chẽ bởi chủ quyền lãnh thổ của đất nước và cộng đồng dân cư với chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhất định.

- Tổ quốc XHCN: là Tổ quốc mà trong đó GCCN và NDLĐ do ĐCS lãnh đạo đã thiết lập chế độ XHCN, GCCN và NDLĐ trở thành chủ nhân chân chính của Tổ quốc.

* Tính tất yếu của bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

- Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM:

+ Mác cho rằng: Ngay khi giành chính quyền thì GCCN bắt tay ngay vào việc bảo vệ XHCN, bảo vệ thành quả cách mạng của mình. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chỉ kết thúc

khi GCCN và NDLĐ trên toàn thế giới chiến thắng CNTB và xây dựng thành công CNXH.

+ Lê - nin cho rằng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”.

+ HCM: “Các cua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hay: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai có quốc thuổng gậy gộc, ai ai cũng phải ra sức chiến đấu chống lại thực dân phát triển cứu nước.”

- Xuất phát từ quy luật xây dựng đi đôi với bảo vệ:

+ Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng từ khi tổ quốc ra đời giai cấp thống trị xã hội luôn luôn phát động nhân dân đấu tranh chống chống các thế lực xâm lược để bảo vệ tổ quốc;

+ Cùng với nhiệm vụ xây dựng CNXH, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng được đặt ra một cách cấp bách, nó trở thành nhiệm vụ chiến lược của các nước XHCN. Hai nhiệm vụ này gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt quá trình cách mạng XHCN.

+ Thực tiễn cách mạng thế giới và nước ta đã khẳng định, xây dựng CNXH gắn liền với bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quy luật của cách mạng XHCN.

- Xuất phát từ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội gặp phải sự chống phá điên cuồng của giai cấp tư sản và các thế lực phản động;

+ Sau thắng lợi của cách mạng XHCN, GCTS trong nước tuy đã bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất, nên chúng tìm mọi cách liên kết với các phần tử phản động và chủ nghĩa tư bản bên ngoài, hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân.

+ Sự thực lịch sử đã chứng minh rằng, từ khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất hiện, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu chống trả nhưng âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù bên trong và bên ngoài.

* Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa còn bao gồm:

- Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 55: Nêu mục tiêu, phương châm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

* Mục tiêu:

Một phần của tài liệu CNXH-converted (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)