Ta thường già hàm vì cái người ta hay gọi là « ngứa miệng » Rất ít suy nghĩ, ta cứ hỏi, cứ trả lời, cứ không ai hỏi,

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 1 (Trang 58 - 61)

miệng ». Rất ít suy nghĩ, ta cứ hỏi, cứ trả lời, cứ không ai hỏi, có khi không ai thèm nghe mà vẫn thuyết, thuyết thao thao mà không lời nào có giá trị. Nguy hiểm là càng nói, tâm hồn

ta ra hơi, nhẹ đi, yếu đuối đi. Ta bị kẻ chung quanh khinh rẻ vì người thường quí nhờ lời nói quí, mà lời nói của ta nhiều quá còn đâu để người phục ta.

Bạn cãi : tôi nói cho bớt thảm sầu. Nhu cầu tự bộc bạch khi cõi lòng u uất, đau khổ, thưa bạn, là dấu hiệu của con người bạc nhược và khờ dại. Than thân tức là chịu đựng không nổi với dày dò của sầu muộn, xin nàng đỡ của kẻ khác hay nói đúng hơn tâm hồn đau khổ như nồi nước sôi bịt kín, cần tìm kẻ giãi bày tâm sự để tự giải thoát. Mà làm vậy là tố cáo sự đầu hàng của mình. Rồi khi đem gan ruột của mình phô bày cho hàng xóm biết liệu ai cũng tri âm hay tri kỷ gì đó cho mình hết không. Nếu có người nghe rồi cười thầm bạn, biết bạn để hại bạn, nộp bạn cho kẻ thù của bạn, thì bạn nghĩ sao ? Người nghe bạn không cần gì là quân thù của bạn mà vẫn hại bạn cách đắc lực. Đây ! một trong trăm nghìn cách họ gián tiếp và vô ý thức hại bạn. Họ đem tâm sự của bạn, than tiếc « phụ » với bạn cùng một bạn thân khác của họ và người nầy mến họ, mến bạn cũng đi « than phụ » cho bạn nữa. Nguy chưa ! mà bạn có muốn người đời làm ơn cho bạn kiểu đó không ?

Lắm lúc chúng ta đa ngôn, cả tiếng để chữa lỗi. Có hiệu quả như ý không ? Nếu có, thì cũng còn nên đề phòng sự « coi kỳ » nữa. Sợ e thường nói um sùm lúc giận không dạy ai mà chỉ thoả mãn nộ-tính của mình.

Đến điều bí ẩn có liên hoan đến danh dự hay cuộc làm ăn của bạn, của kẻ khác, bạn ủy thác dễ dàng sao. Bạn tin người nghe bạn cẩn ngôn hơn lưỡi bạn đối với lòng bạn à ? Chính bạn kia mà còn lộ mật, huống hồ họ khi không thấy

cần giữ bí mật bằng bạn. Già hàm để khoe kiến thức, để dạy đời còn khờ nữa. Trong khi nói tia lia với mục đích đó ta tưởng thế nhân mến phục mình mà không ngờ họ cho mình là hạng thích làm « quân sư quạt mo » nếu không phải là « thầy đời ăn cơm nhà ».

Có cần nhấn mạnh già hàm làm mất giờ suy nghĩ, bỏ phế bổn phận và làm « mệt phổi » không ?

Nói tia lia lúc sơ giao, nói lăng xăng khi gặp bạn thân có chắc gieo thiện cảm không ? Coi chừng người mới gặp ta lần đầu, thấy ta môi mép, bảo ta nhẹ dạ, cạn trí, quỉ quyệt và tình bạn thường xây dựng bằng việc làm của tín nhiệm chớ không phải bằng sự tuyên bố tín nhiệm.

Óc nhiều lương tri ưa ngồi trầm mặc, óc cạn hẹp hay khờ chuộng kẻ môi mép.

Đa ngôn nhiều khi được coi là phương thế tự biện hộ. Mà đó là lầm. Vô tội thật có thời gian làm biện hộ sư cho. Lịch sử là toà án chí công. Càng ráo riết tấn công đối phương để chứng minh mình vô tội càng khiến thiên hạ nghi mình, không bênh vực mình và ghét mình. Cứ làm thinh làm việc và sống thiện.

Mến ai mà cứ nói mến người ấy thường làm cho người ấy ngờ không được mến hay được mến cách thiển cận. Định nghĩa đầy đủ nhứt của tình yêu là yêu bằng lo lắng, bằng hi sinh, bằng giúp thành công.

Chưa thành công mà nói thành công là chuẩn bị thất bại. Đừng nói quân thù làm chướng ngại vật chí, trong công tác viên, trong bạn chi thân coi chừng óc ganh tỵ của bụng ích

kỷ.

Lúc bất đắc dĩ phải nói mà thuyết om sòm cũng bất lợi. Lời chỉ giáo ra như mưa bão có chắc kẻ dưới hứng bằng hồ, bằng lu hay bằng ống nhỏ như lỗ kim.

Múa lưỡi như bán cá để tranh đấu cho chân lý thường làm chân lý bị ghét. Con người là vật có lý trí, Aristote bảo đúng, nhưng con người ưa lý phục mà cũng ưa tâm phục. Và tâm phục được thực hiện không phải bằng khua môi giỏi. Có một định luật ngàn đời, tự nhiên là cái gì tĩnh chứa huyền bí, chứa sức mạnh, cái gì động bị am tường và phát sức mạnh. Con người ta khi không cần nói nên bắt lỗ miệng triệt để tuân cứ định luật nầy.

Một phần của tài liệu Ebook Người bản lĩnh: Phần 1 (Trang 58 - 61)