Thỉnh thoảng bé bị cảm cúm hay mắc một thứ bệnh nào đó, bé thường bị chứng ăn không tiêu: ợ hơi chua, đau bụng, bứt rứt khó chịu, sình bụng – có khi nôn mửa, tiêu chảy. Bé cũng có thể ăn không tiêu vì ăn nhằm thức ăn lạ, độc. Lúc đó, nên cho bé ăn một thức ăn nhẹ, hoặc bỏ một bữa cho ruột nghỉ ngơi cũng không sao, và đưa đến bác sĩ nếu cần.
Vì không chịu sữa:
Chứng ăn không tiêu tôi định nói trong chương này là thứ ăn không tiêu vì bé không chịu sữa bò hoặc không chịu bột. Đó là một thứ ăn không tiêu kinh niên, nguy hiểm cho sức khỏe và sự tăng trưởng bình thường của bé. Những bé bị dứt sữa mẹ sớm quá hoặc không được bú sữa mẹ, những bé thể chất yếu đuối hoặc sinh thiếu tháng dễ mắc chứng này. Khi cho bé bú sữa bò nào đó một thời gian, ta thấy bé không lên cân, khi lên khi xuống hoặc đứng ì một chỗ, da bé trắng bệch vì thiếu máu, bụng bé lớn ra, căng đầy hơi, bắp thịt nhão, không cứng cáp nhưng những bé khác, chậm ngồi, chậm đứng, ít nói, ít cười, lúc nào cũng bứt rứt, khó ngủ có khi hâm hấp nóng... ta vẫn thường gọi là “mắc cam tích” thì đúng là bé bị thứ bệnh ăn không tiêu vì không chịu sữa bò rồi đó.
Nếu để ý kỹ, ta thấy phân bé cứng, xanh xám hay trắng bệch, có khi giống như đất sét. Không chữa trị sớm, bé sẽ bị tiêu chảy kinh niên, thiếu máu, còi xương, chậm phát triển và dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân vì bé không chịu sữa bò, vì “tạng” bé không tiêu hóa được thứ sữa nhân tạo này. Cách chữa trị trong trường hợp này không phải là thuốc hạ nóng, thuốc bổ gì cả mà là thay đổi thực đơn của bé. Nếu có thể thì cho bé bú lại sữa mẹ. Hoặc phải lựa một thứ sữa dễ tiêu, đúng hạng tuổi, thích hợp với bé và pha chế thích hợp.
Vì không chịu bột:
Trường hợp ăn không tiêu vì không chịu bột còn gặp thường hơn. Bé ốm đói, phù thũng, da lở loét, bị sưng phổi, bị lao... chỉ vì bà mẹ tưởng rằng thứ bột nọ có thể thay thế được sữa do các lời quảng cáo “khoa học”. Cứ thấy một bé má phinh phính, bầu bầu có khi mềm nhão, có khi săn cứng khác thường, tay chân hoặc khẳng khiu, hoặc phù thũng – bụng phệ, bị tiêu chảy hay ói mửa kinh niên, lở loét, khờ khạo, lớn không nổi thì trăm lần như một bà mẹ cho biết đã ăn thứ bột này hay thứ bột kia hằng mấy tháng rồi. Dĩ nhiên bột là một thực phẩm rất cần thiết cho bé. Nhờ bột, sự tiêu hóa sữa bò được dễ dàng hơn và sự phát triển của bé tốt đẹp hơn, nhưng phải cho ăn đúng lúc và có giới hạn, phải có sự cân đối trong thực phẩm (xem Thực phẩm của bé). Trong một vài trường hợp lỗi ở bác sĩ. Khi một bé bị tiêu chảy, bác sĩ cho thuốc uống và dặn cữ sữa, thay bằng nước cháo nhưng quên dặn phải cữ bao lâu. Bà mẹ thấy bé uống nước cháo có vẻ chịu quá, hết tiêu chảy, hết ói nên tiếp tục cho uống dài dài. Một thức ăn toàn bột – hay nước cháo – cũng là một thứ bột – là một thức ăn thiếu cân đối. Bé bị thiếu chất đạm, chất béo, sinh tố, chất sắt... Phân bé ăn toàn bột sệt sệt, bóng, vàng nâu, không hôi thúi và mùi hơi chua chua, mỗi ngày đi 7, 8 lượt. Lúc đầu bé có vẻ khá, nhưng chịu đựng được một thời gian hoặc bé sẽ gầy teo lại hoặc sưng phù lên, loại mập nước. Bé không lên cân, mặt ngớ ngẩn, không lanh lợi như trước, thiếu máu, da bắt đầu lở loét ở cổ, ở háng. Chữa trị cũng lại phải thay đổi cách ăn uống. Cần kiên nhẫn một thời gian lâu dài,
90 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
ruột bé mới làm quen được với sự thay đổi đó và mới hấp thụ bình thường lại được. Tốt nhất nên thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi. “Ở trẻ con bếp ăn còn quan trọng hơn là tủ thuốc”, có nghĩa là cần phải quan tâm vấn đề dinh dưỡng, nuôi con sao cho giỏi, thay vì cứ để bệnh rồi chữa trị thuốc men.
91 Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com