Kế hoạch triển khai thực hiện ý tưởng/dự án

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65)

Bảng 3 15: Kế hoạch triển khai ý tưởng/dự án khởi nghiệp

STT Nội dung công việc

Thời gian Biện pháp

thực hiện

Ghi chú Bắt đầu Kết thúc

1 Xây chuồng trại Đầu năm 2022

Cuối năm 2022

trực tiếp

2 Đưa trang trại đi vào hoạt động

Đầu năm 2023

Trực tiếp tham gia sản xuất.

3 n định sản xuất Năm 2023

Giải quyết những thuận đợi, khó khăn gặp phải.

4 XD hệ thống đầu

vào. Năm 2023 Chọn giống, mua

giống nuôi.

5 XD hệ thống đầu ra.

Tạo thương hiệu sản phẩm, liên kết các công ty, nhà hàng có khả năng tiêu thụ.

6 Mở rộng quy mô

trang trại Năm 2024

n định nguồn vốn, mở rộng quy mô chăn nuôi lên 4.000 con.

7 Tiếp tục mở rộng

quy mô Năm 2025

Xây dựng thêm chuồng trại, thêm vốn đầu tư sản xuất.

3.4.5. Nh ng kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện

* Đối với Nhà nước, địa phương

- Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho kinh tế phát triển Nhà nước và địa phương cần thực hiện các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển. Các chính sách giao đất lâu dài cho trang trại yên tâm sản xuất và hơn nữa là chính sách hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

- Tổ chức tập huấn các quy trình sản xuất, quản lý trang trại phát triển kinh tế thị trường.

- Nâng cấp sửa chữa giao thông đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở trang trại hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và kinh tế xã hội nói chung.

- Đẩy mạnh đầu tư để tăng giá trị hàng hóa nâng cao thu nhập cho trang trại. Đặc biệt là có hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

* Đối với người trực tiếp thực hiện ý tưởng dự án

-Xác định hướng đi để phát triển trang trại theo cách của mình, xác định đúng phương thức kinh doanh phù hợp, tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện, tránh mất thời gian sửa chữa làm lại và gây thiệt hại về kinh tế.

-Luôn chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật.

-Luôn học hỏi nâng cao kiến thức quản lý, thông tin thị trường và ứng dụng công nghệ mới, để lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với trang trại đạt kết quả cao.

-Tích cực tham gia các tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết với nhau để tìm kiếm thị trường và nắm bắt thị trường.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4 1 Kết luận

4.1.1. Kết luận về kết quả quá trình thực tập tại cơ sở thực tập

Thông qua việc tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trang trại Dương Công Tuấn, khóa luận đưa ra một số kết luận như sau:

- Trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia công khép kín và ký hợp đồng với công ty CP , thức ăn, đầu vào đầu ra đều do công ty cung cấp nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ sản xuất nhỏ lẻ ở cùng điều kiện. Mỗi năm thu nhập của trang trại lên tới hàng trăm triệu đồng.

- Trang trại đã đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của Công ty về cơ sở vật chất, kỹ thuật khi tham gia chăn nuôi gia công, thực hiện tổ chức chăn nuôi, phòng dịch, chăm sóc theo đúng quy định của Công ty.

- Trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

- Bên cạnh những kết quả đạt được thì trang trại vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn: chủ trang trại còn thiếu nhiều kiến thức trong chăn nuôi, kỹ sư quản lý ở nhiều trại nên sự quan tâm đến trang trại còn ít, công nhân chưa qua đào tạo nên tỷ lệ hao hụt có sự chênh lệch rất nhiều so với lợn nhập ban đầu.

- Giá bán lợn chăn nuôi gia công chưa cao kể cả khi giá cả thị trường trong và ngoài nước tăng cao.

- Thiếu vốn nên vấn đề xử lý môi trường không đảm bảo gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại trong những năm tới chúng ta cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp về hỗ trợ vốn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá gia công,... Đồng thời cần làm tốt công tác kiểm dịch, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.1.2. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp

Thông qua ý tưởng, thực hiện dự án khởi nghiệp, khóa luận đưa ra những kết luận như sau:

+ Trang trại cần ổn định nguồn lao động, lao động có trình độ chuyên môn + Quy hoạch và sử dụng đất hợp lý nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Đối với nguồn vốn dự kiến để thực hiện ý tưởng dự án “Trang trại chăn nuôi gà đen” là 700.000.000 đồng, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng chuồng trại, nhà điều hành, nhà kho, các công trình phục và các thiết bị vụ chăn nuôi.

+ Chú trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh của trang trại, tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà.

+ Hoạt động chăn nuôi gà đen phải đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế, với doanh thu dự kiến năm đầu tiên là 662.400.000 đồng và lợi nhuận sau khi trừ hết tất cả chi phí đạt gần 189.490.000 triệu đồng.

+ Tình hình kinh tế trang trại phải có sự phát triển thuận lợi, cơ sở vật chất, đầu tư chuồng trại kiên cố, được nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương.

4 2 Kiến nghị

4.2.1 Đối với Nhà nước

- Cần có những chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi như ưu đãi về đất đai, thuế, vay vốn để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường.

- Cần có quy hoạch phát triển trang trại, có định hướng cho trang trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm từ việc chăn nuôi có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp,… Tạo điều kiện cho hình thức tổ chức hoạt động trang trại phát triển.

- Cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của chủ trang trại để bảo hiểm giá cả hàng hóa, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại

4.2.2 Đối với địa phương

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi gia công có địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho gia đình, để giúp trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.

- Tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh chế biến đăng ký giấy phép và tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia công.

4.2.3 Đối với Công ty C.P

- Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu cho trang trại.

- Cần tăng giá gia công trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng. - Cần mở các lớp tập huấn cho các hộ trong chăn nuôi để giảm hao hụt cho các hộ chăn nuôi.

- Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia công về mảng kỹ thuật.

- Cần hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi, để không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

4.2.4 Đối với chủ trang trại chăn nuôi

- Chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.

- Hộ chăn nuôi nên lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

- Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty. - Trang trại cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng Việt

1. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Hà Nội.

2. Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

3. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại.

4. Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 6. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

7. UBND Xã Cát Nê (2018), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2018 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019, Cát Nê.

II. Các tài liệu tham khảo từ Internet

8. http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/quan-tri-doanh- nghiep/phan-tich-cac-khai-niem-to-chuc-san-xuat-to-chuc-quan-ly-va- su-the-hien-trong-thuc-te-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep.html 9. http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/y-tuong-moi/chang-lai-lon-thanh-ong- chu-trang-trai-3475793.html 10. http://vov.vn/kinh-te/tro-thanh-ty-phu-nho-chan-nuoi-lon-440947.vov 11. https://vietnambiz.vn/kinh-te-trang-trai-farm-economy-la-gi-dat-su-dung- cho-kinh-te-trang-trai-20191002143032201.htm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)