2.1. Khái quát về huyện Čư M’gar và thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Về lịch sử hình thành
Čư M’gar là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea HLeo.
Bảng 2.1. Bản đồ hành chính huyện Čư M’gar
41
Čư M’gar là tên theo tiếng Êđê là cách gọi của bà con với ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Čư M’gar được thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện Ea Súp, nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Đến nay, dân số toàn huyện trên 179.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn.
2.1.2. Về điều kiện tự nhiên - xã hội
Những ngày đầu mới thành lập, huyện Čư M’gar gặp phải muôn vàn khó khăn, cùng với đó trình độ dân trí thấp, những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bọn phản động Fulro móc nối, gây dựng cơ sở làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lúc bấy giờ hệ thống chính trị còn non trẻ, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu nên gây ra nhiều trở ngại cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Song với truyền thống của một huyện anh hùng, sự vận dụng sáng tạo các chủ trương đường lối của Đảng - nên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Čư M’gar đã từng bước khắc phục khó khăn, đoàn kết cùng nhau xây dựng huyện Čư M’gar ngày càng phát triển. Phát huy truyền thống đoàn kết Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự cần cù trong lao động sản xuất của nhân dân các dân tộc trong huyện, sau 36 năm xây dựng và phát triển, đến nay huyện Čư M’gar đã có những phát triển vượt bậc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk.
42
Hiện nay nông nghiệp ở huyện Čư M’gar chỉ còn chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế khoảng 44%; công nghiệp - xây dựng chiếm 20%; thương mại và dịch vụ chiếm 36%; tổng giá trị sản phẩm năm 2018 đạt trên 11.000 tỷ đồng. Vì vậy, các nguồn lực đầu tư kinh tế của huyện đều có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, theo hướng bền vững, sản phẩm nông nghiệp đa dạng góp phần tăng thu nhập cho người dân và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trồng trọt, chăn nuôi từng bước phát triển theo chuỗi liên kết đảm bảo đầu ra ổn định, người dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng. Hệ thống giao thông ở huyện Čư M’gar được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, 100% xã, thị trấn có lưới điện Quốc gia, với trên 99,4% dân số sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Cùng với đó xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua yêu nước sôi nổi trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, đến nay huyện Čư M’gar đã cơ bản đạt 265/285 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, chiếm 92,9%, bình quân mỗi xã đạt 17,6 tiêu chí, có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo được phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Huyện Čư M’gar đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Toàn huyện có 45/86 trường học được công nhận trường chuẩn Quốc gia; 17/17 xã - thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới); bình quân hàng năm có trên 80% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Đến nay huyện Čư M’gar chỉ còn 5,1% số gia đình thuộc diện hộ nghèo, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. [46]
2.1.3. Thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Về cơ cấu, số lượng, theo số liệu thống kê năm 2020, toàn huyện có 29.236 thanh niên. Trong đó: Thanh niên nông thôn chiếm 74%, thanh niên đô thị chiếm 12,3%, thanh niên công chức, viên chức 8,6%, thanh niên trường học 6,1%, thanh
43
niên lực lượng vũ trang 4%. Thanh niên là người dân tộc thiểu số trên 43%, thanh niên tín đồ tôn giáo gần 29%. Năm 2020, toàn huyện có 7.295 đoàn viên sinh hoạt ở 469 chi đoàn thuộc 38 tổ chức đoàn cơ sở, toàn huyện hiện có 19.581 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên sinh hoạt ở 22 tổ chức cơ sở Hội và 04 câu lạc bộ, đội nhóm trực thuộc.
Đa số cán bộ, đoàn viên thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên tu dưỡng và cố gắng trong công tác chuyên môn và phong trào, luôn có ý chí tiến thủ, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong tình hình mới. Luôn ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt, có tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khát vọng cống hiến; sống nhân ái, sẻ chia, tương thân, tương ái, vì cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. [22]
Bảng 2.2. Cơ cấu thanh niên so với dân số của huyện Čư M’gar từ năm
2016 - 2020.
( Đơn vị tính: người)
TT Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020
1 Dân số huyện 174.396 175.747 176.829 177.760 178.840 2 Dân số thanh niên 27.651 28.102 28.542 28.876 29.236 3 % dân số TN so với
44 4
Cơ cấu thanh niên theo khu vực nông thôn và thành thị Nông thôn 20.651 20.795 21.121 21.368 21.634 Thành thị 7.000 7.307 7.421 7.508 7.602 5
Cơ cấu thanh niên theo giới tính
Nam 13.927 14.154 14.376 14.544 14.726 Nữ 13.724 13.948 14.166 14.332 14.510
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Čư M’gar năm 2020
Số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy số liệu cơ cấu dân cư thanh niên so với dân số huyện tương đối ổn định thanh niên thành thị và nông thôn có sự khác nhau, thanh niên khu vực nông thôn có tỷ lệ cao hơn so với khu vực thành thị (thanh niên khu vực nông thôn chiếm 74% tổng số thanh niên).
Về cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo, huyện Čư M’gar là một địa bàn rộng là nơi hội tụ, giao thoa văn hóa của 25 dân tộc anh em chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 63,9%, Ê Đê: 36,41%, các dân tộc khác 10%. Tính đến năm 2020. Số thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số cũng chiếm số lượng và tỷ lệ khá lớn trong số lượng thanh niên với 12.571 người, chiếm 43% thanh niên trong đó số thanh niên là người đồng bào tại chỗ là 10.500 người. Đại đa số thanh niên là người dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quân sự, tích cực tham gia xây dựng nếp sống mới trong cộng đồng buôn, làng. Tuy nhiên thực tế thanh niên dân tộc thiểu số đa số có trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Đây
45
là chính là một trong những thách thức lớn đối với Đảng bộ và Chính quyền huyện Čư M’gar về các vấn đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Nhiệm vụ đặt ra là cần khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu; ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh niên dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Tỷ lệ thanh niên là tín đồ tôn giáo chiếm tỷ lệ thanh niên tín đồ tôn giáo chiếm gần 29% với 8.478 thanh niên trong tổng số 29.236 thanh niên trên địa bàn huyện đây là một cơ hội cũng như một thách thức đặt ra đối với cấp uỷ và chính quyền các cấp vì phải đảm bảo được yêu cầu về đảm bảm khối đại đoàn kết dân tộc vừa phải chăm lo cho thanh niên tôn giáo, phát huy được hết vai trò xung kích trong lực lượng thanh niên.
Bảng 2.3. Trình độ học vấn phổ thông của thanh niên huyện Čư M’gar giai
đoạn 2016 - 2020
(Đơn vị tính: Người)
TT Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020
1 Tổng số thanh niên 27.651 28.102 28.542 28.876 29.236
46 3 Chưa tốt nghiệp tiểu
học 401 384 338 263 232
4 Tốt nghiệp tiểu học 27.160 27.718 28.204 28.631 29.004 5 Tốt nghiệp Trung học cơ sở 18.459 18.671 18.953 19.244 19.536 6 Tốt nghiệp Trung học
phổ thông 12.857 13.175 13.309 13.547 13.861
Nguồn: Phòng giáo dục huyện Čư M’gar
Số liệu trong Bảng 2.3 cho thấy trình độ học vấn của lực lượng thanh niên ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước; là lực lượng cơ bản trong tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ với hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng.
Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Trong những năm qua, huyện Čư M’gar đã quan tâm tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao trình độ chuyên môn đã được chính quyền và tổ chức Đoàn các cấp trong toàn thành phố quan tâm và triển khai có hiệu quả bằng các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên đi đầu xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện để thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển các sân chơi trí tuệ, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo bằng nhiều hoạt động thiết thực phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên. Đối với thanh niên theo số liệu thống kê hàng năm số lượng thanh niên qua đào tập có sự tăng trưởng. Số lượng thanh niên qua đào
47
tạo tăng đều qua các cấp độ do yêu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều cấp độ chuyên môn của người lao động về nghề cao hơn và có tính chuyên nghiệp hơn.
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của thanh niên huyện Čư M’gar, giai đoạn 2016 - 2020
(Đơn vị tính: Người) Năm Tổng số thanh niên Phân loại về trình độ Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên 2016 27.651 16.618 3.401 1.935 3.318 2.370 2017 28.102 16.608 3.484 2.163 3.287 2.557 2018 28.542 15.644 3.739 2.368 3.282 2.711 2019 28.876 16.459 3.956 2.454 3.205 2.800 2020 29.236 16.606 4.063 2.572 3.128 2.865
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh, Xã hội huyện Čư M’gar
Số liệu trong Bảng 2.4 cho thấy số thanh niên chưa được đào tạo chuyên môn bình quân chiếm gần 60% trong tổng số thanh niên tại địa bàn huyện qua từng năm. Bên cạnh đó cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số ngành còn thiếu trầm trọng để phát triển kinh tế tại địa phương như: Kỹ sư nông nghiệp, thú y, chế biến nông lâm sản. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế, do chưa được quy hoạch, đào tạo chính quy; thiếu kỹ năng và kỹ thuật, chưa có tác phong lao động công nghiệp. Đây là một trong những thử thách chung của huyện trong công tác định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới.
48
Việc làm của thanh niên, giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong các vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đây không chỉ là khó khăn của riêng huyện Čư M’gar mà là khó khăn chung của cả nước. Vì số lượng thanh niên ngày càng tăng nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn còn nhiều. Việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên đang còn nhiều bất cập, chất lượng lao động thanh niên chưa cao. Khả năng hội nhập của niên còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học. Vẫn còn bộ phận thanh niên nông thôn chưa có việc làm ổn định, việc giải quyết việc làm cho lực lượng thanh niên nông thôn là một khó khăn lớn đối với huyện trong giai đoạn hiện nay. Năm 2020, huyện Čư M’gar có 29.236 thanh niên, trong đó thanh niên trong độ tuổi thiếu việc làm và thất nghiệp chiếm 52%. Trong những năm qua, việc hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn luôn được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo huyện Đoàn phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, trung tâm dạy nghề huyện để tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Trong năm 2020, toàn huyện có 346 ĐVTN được tư vấn, giới thiệu việc làm; giải quyết việc làm cho 413 ĐVTN và xuất khẩu lao động cho 61 thanh niên. Bên cạnh đó, huyện còn tạo điều kiện cho các thanh niên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện, được tham gia các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy đã được các cấp chính quyền tạo điều kiện cho thanh niên giải quyết việc làm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của thanh niên huyện Čư M’gar. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh niên thất nghiệp tương đối lớn, bên cạnh đó một bộ phận thanh niên ngày càng di chuyển nhiều ra thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm ổn định hơn, điều này vừa tạo cơ hội cho thanh niên tìm kiếm được
49
việc làm có điều kiện để thể hiện tài năng sức trẻ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất. Vấn đề “Chảy máu chất xám”, “Chảy máu lực lượng lao động” và một số mặt trái của di cư lao động tự do là thách thức cần được huyện chú ý quan tâm.
Thanh niên huyện Čư M’gar luôn năng động, sáng tạo; có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp; có khát vọng đưa gia đình, quê hương sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Xuất hiện ngày càng nhiều tài năng trẻ trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại; trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận thanh thiếu niên giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn nhiều. Khả năng hội nhập của thanh niên còn nhiều