Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 94)

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk hiện nay

3.1.1. Mục tiêu

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong công tác bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

Thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật trong hoạt động BDCC; đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương; đảm bảo về chính sách khuyến khích công chức tham gia học tập theo nhiều hình thức để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác BDCC, xác định bồi dưỡng là chìa khóa để công chức thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ công chức và hiệu quả BDCC huyện đến năm 2025. Tập trung bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ; đảm bảo 100% công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật hoặc tạo điều kiện để công chức thực hiện theo nhiều hình thức; đảm bảo hàng năm có ít nhất 80% công chức được

cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

3.1.2. Phương hướng

BDCC phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ đặc thù của huyện, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025. Mục tiêu của BDCC là nâng cao năng lực thực thi công vụ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc cho công chức. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là năng lực làm việc của công chức sau khi được bồi dưỡng có đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hay không. Vì vậy, công tác BDCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, đặc thù của địa phương, từ việc xác định nhu cầu bồi dưỡng; nội dung, chương trình bồi dưỡng; hình thức, phuơng pháp bồi dưỡng; chế độ chính sách bồi dưỡng phù hợp.

Để công tác BDCC bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, công tác xác định nhu cầu BDCC có vai trò rất quan trọng. Cũng như các địa phương khác, phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, 5 năm. Khi xây dựng kế hoạch, cần căn cứ vào kế hoạch chung của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan nhà nuớc cấp trên, đồng thời, cần đặc biệt quan tâm đến những nét đặc thù của địa phương. Như đã phân tích trong chương 2, huyện Krông Ana có những đặc điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, nét đặc thù về đặc điểm đội ngũ công chức. Những nét đặc thù đó, cần phải tính đến một cách đầy đủ trong quá trình BDCC.

Xuất phát từ thực tế, có thể thấy việc BDCC hướng tới mục tiêu phát triển năng lực làm việc phải là nhiệm vụ trọng tâm và theo đó phải chuyển từ giai đoạn trang bị kiến thức sang giai đoạn trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng cho từng ngạch và chức danh (từng loại vị trí công việc) cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần sự phối hợp nhiều nỗ lực, trong đó, quan trọng nhất là đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng. Cần đổi mới tư duy về BDCC, đó là BDCC trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, khác hẳn với BDCC trong nền kinh tế kế hoạch tập trung. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng căn cứ

vào yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Để có một chương trình bồi dưỡng hữu ích cần phải xuất phát từ thực trạng trình độ công chức, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của công chức trong giai đoạn mới, các chương trình bồi dưỡng cần phải tham gia ý kiến của người học. Các chương bồi dưỡng phải được xây dựng một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu vừa nâng cao trình độ, tầm nhìn công chức, vừa rèn luyện kỹ năng công vụ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ công chức.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)