Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND, ngày 24/11/2016 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. Theo đó, Quy chế xác định phương thức, trách nhiệm của các phòng, ban tham mưu, giúp việc của UBND huyện với Ủy ban MTTQ huyện, Ban Dân vận Huyện ủy và UBND các xã, thị trấn trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, nhất là trong công tác vận động, phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các định hướng, giải pháp của huyện được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng và hiệu quả.
Năm 2012 đến tháng 5/2021 Phòng Nội vụ đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Trung tâm chính trị huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn mở 64 lớp 5.117 lượt cán bộ và 421 lượt chức sắc, chức việc các tôn giáo
57
tham gia; tổ chức 3.426 đợt phát động quần chúng, tập trung ở các xã vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào có đạo. Riêng năm 2018, các cấp, các ngành, các địa phương đã phối hợp triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Luật và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các Luật khác liên quan đến tôn giáo, định hướng của huyện về công tác tôn giáo, kết quả có 15/17 xã, thị trấn tổ chức 15 lớp tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo, có hơn 2000 lượt người tham gia học tập nghiên cứu.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở, qua các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; qua các hội thảo, tọa đàm; gặp gỡ, đối thoại chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo. Kết quả trong 9 năm đã tổ chức được 61 buổi đối thoại, với 35.000 lượt chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tham gia. Thông qua công tác đối ngoại tôn giáo, để thông tin và định hướng cho tổ chức, cá nhân, dư luận hiểu đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, định hướng, các giải pháp của huyện trong công tác tôn giáo.
Công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo tham gia thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò nòng cốt của họ trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động tín đồ tham gia đóng góp tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh trong vùng đồng bào có đạo, ngăn chặn việc lợi dụng, kích động tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực xấu.
Qua việc triển khai phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời và đồng bộ từ huyện đến xã, thị trấn đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
58
thể các cấp đối với công tác quản lý về tôn giáo. Giúp cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ tôn giáo nắm vững các quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo để từ đó tạo sự đồng thuận và thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu thông qua hình thức hội nghị, tập huấn, phát tài liệu tuyên truyền, phổ biến cho các các nhân, tổ chức; chưa tạo nên sự hấp dẫn, thu hút quần chúng Nhân dân tham gia tìm hiểu và chấp hành; Nội dung tuyên truyền có lúc, có nơi chưa sâu sắc, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả tuyên truyền chưa cao; một số cán bộ không nắm vững chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn lúng túng, thiếu sức thuyết phục.