66
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa nhận thức toàn diện, đầy đủ về công tác tôn giáo, chưa nhận thức tính chất phức tạp của hoạt động tôn giáo dẫn đến việc chỉ đạo quản lý hoạt động các tôn giáo, giải quyết một số vụ, việc liên quan đến tôn giáo còn thụ động, lúng túng, trông chờ vào cấp trên; một số vụ việc giải quyết trái với thẩm quyền quy định của Nhà nước.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo huyện có nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao, còn tồn tại nhận thức cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ là các cấp chính quyền dẫn đến việc quản lý nhà nước về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại cấp xã hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chính quy, bài bản về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo; thiếu và yếu về kinh nghiệm quản lý, kỹ năng ứng xử với tôn giáo; còn tư tưởng e ngại khi tiếp xúc, làm việc với chức sắc, chức viện tôn giáo dẫn đến mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo chưa thân thiện, cởi mở.
Công tác quản lý hoạt động tôn giáo của chính quyền một số xã, thị trấn còn buông lỏng, chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, quản lý dẫn đến việc sai phạm trong hoạt động của một số tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo: việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo của một số tổ chức tôn giáo không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo theo quy định của pháp luật, nhất là việc đăng ký, tổ chức sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự, với quy mô, số lượng tín đồ, nội dung, người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo trái với quy định của pháp luật; một số tổ chức tôn giáo tự ý chia tách, thành lập niệm phật đường, giáo họ, dòng tu, điểm nhóm của một số tổ chức tôn giáo; tổ chức lễ hội, đại hội, hội nghị, phong phẩm, bổ nhiệm chức sắc không xin ý kiến của chính quyền địa phương.
67
Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của chức sắc, tín đồ tôn giáo ở một số địa phương, cơ sở còn tình trạng e ngại, chưa thật gần gũi, hiểu biết, cảm hóa đối với chức sắc; vẫn còn tình trạng chặt chẽ với tôn giáo này, dễ dãi với tôn giáo khác, làm ảnh hưởng không tốt đến chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước ta.
Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng liên quan nhiều cấp, ngành còn chậm. Việc quản lý đất đai, nhà, cơ sở thờ tự tôn giáo ở một số chính quyền xã còn lúng túng, một số tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo mua bán, sang nhượng đất trái phép, xây dựng, cơi nơi cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo trái phép.
Việc chỉ đạo, phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo còn hạn chế, có lúc, có nơi chưa thật chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Tình hình, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo còn xảy ra nhiều; Một số việc chậm được phát hiện, còn bị động, lúng túng trong xử lý, giải quyết để kéo dài, phức tạp.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các Luật về nhà, đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo tuy đã được các cấp chính quyền của huyện quan tâm triển khai, quán triệt rộng rãi, nhưng nhiều cán bộ, đảng viên, chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa nắm vững được những vấn đề cơ bản đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Công tác vận động, xây dựng cơ sở cốt cán trong chức sắc tôn giáo chưa thật sự tốt nên việc nắm bắt tình hình, quản lý hoạt động của các cơ sở tôn giáo đã công nhận còn nhiều hạn chế.
2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế, bất cập * Nguyên nhân khách quan
68
Nhìn chung vấn đề dân tộc-tôn giáo là vấn đề nhạy cảm và đan xen nhiều yếu tố phức tạp, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để lợi dụng hoạt động tôn giáo, kích động một bộ phận tín đồ cực đoan nhằm thực hiện âm mưu xâm phạm an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Cư M’gar, chống phá chế độ, Nhà nước ta.
Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng, tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu các quy định và điều khoản thi hành trong việc giải quyết về đất đai liên quan đến tôn giáo, các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, thiếu các chính sách cụ thể để đưa vào quản lý các tôn giáo chưa được công nhận về tổ chức, hay các tổ chức tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Nhất là đối với vấn đề nhà, đất của tôn giáo được quy định trong Luật Đất đai 2013, Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg, tuy nhiên thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề, khi vận dụng các văn bản pháp quy vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết những khiếu nại, tố cáo của công dân.
Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tôn giáo có lúc chưa kịp thời; một số văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo được ban hành ở chế độ mật nên cán bộ làm công tác tôn giáo khó tiếp cận để triển khai thực hiện.
* Nguyên nhân chủ quan
Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; chưa coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện một cách triệt để.
Số lượng tín đồ tôn giáo đông, trong khi số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác tôn giáo của huyện còn hạn chế, nhất là cấp xã chủ yếu là kiêm
69
nhiệm và thiếu ổn định nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện.
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo còn có những bất cập, chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ; mặt khác, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, khó khăn, phức tạp và mang tính chính trị nên chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao vào trong bộ máy.
70
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ M’GAR TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của Tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar về công tác tôn giáo