Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố hà nội (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Những năm qua, công tác thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch Hà Nội được chú trọng tăng cường. Hà Nội khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao. Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm chỉ đạo xúc tiến đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch. Lập danh mục các dự án để tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Từ 2016 đến nay, Thành phố đã triển khai nhiều dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch như triển khai quy hoạch, đầu tư dự án bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; dự án công viên văn hóa, du lịch, vui chơi Kim Quy; dự án khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu, huyện Quốc Oai; cùng các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch và khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch cao cấp.

Tính đến tháng 12/2020, Hà Nội có 3.499 cơ sở lưu trú với 60.812 buồng. Trong đó có 561 cơ sở lưu trú đã xếp hạng đang hoạt động với 22.733 phòng (67 khách sạn được xếp hạng từ 3-5 sao với 10.004 buồng phòng, 07 khu căn hộ du lịch cao cấp từ 4-5 sao với 1.349 phòng). Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Thủ đô đã có sự hiện diện của các thương hiệu quản lý hàng đầu thế giới cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khách; đủ năng lực phục vụ thành công nhiều sự kiện trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)