7. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch
Theo Sở Du lịch Hà Nội, các chương trình, xúc tiến quảng bá du lịch những năm qua đã không ngừng được đổi mới và đa dạng các hoạt động tuyên truyền, hợp tác, xúc tiến phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Sở đã tổ chức rất nhiều chương trình quảng bá tại nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU... Chính vì thế du lịch Hà Nội đã được biết đến khá nhiều.
Theo đó, du lịch Hà Nội được nhiều trang website du lịch, truyền hình và báo chí quốc tế uy tín trên thế giới như: CNN, Discovery, Business Insider đánh giá tích cực. Tiêu biểu như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) bình chọn Hà Nội đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Đặc biệt, Hà Nội được tạp chí Trip advisor liên tiếp bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 2 châu Á và trong top 10 thế giới 2 năm 2016, 2017.
Việc cải thiện môi trường du lịch hấp dẫn cùng các chương trình quảng bá du lịch đã thu hút khách quốc tế đến từ gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội duy trì mức tăng trưởng đạt 18%/năm giai đoạn 2016 – 2019.
Các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch của Hà Nội đã và đang có sự chuyển biến cả về chất và lượng thông qua nhiều sự kiện, hoạt động trong nước và quốc tế. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hà Nội tại nhiều thị trường tiềm năng đã đem lại hiệu quả lớn khi mà lượng khách du lịch quốc tế đến từ các nước đó tăng mạnh.
Tóm lại, những so sánh về mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững cho thấy hiệu quả kinh tế du lịch Thủ đô đã đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, mức tăng này chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Hà Nội, chưa đảm bảo các mục tiêu của phát triển bền vững. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Hà Nội còn chưa tích cực; chi tiêu cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển chiếm tỷ lệ trên 70%; chi tiêu cho dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm… chiếm dưới 30% tổng mức chi tiêu của chuyến đi.
Sản phẩm du lịch chủ đạo của Hà Nội là du lịch văn hóa chưa thực sự phát huy và khai thác hiệu quả nhất. Chất lượng một số điểm đến du lịch còn có hạn chế về vệ sinh môi trường, tổ chức dịch vụ, hướng dẫn viên tại điểm,...
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch ở những thời điểm cao điểm còn thiếu về số lượng, chất lượng, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. Tiến độ một số đề án, dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm; vấn đề vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông vẫn còn những bất cập cần giải quyết, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của Thủ đô.