Từ sơ đồ nguyên lý một sợi các TBA, ta tiến hành tính tổn thất điện năng lưới điện hạ áp trên toàn Công ty
*Xét trạm biến áp Công ty cổ phần Việt-Ý
+ Tính tổn thất điện năng trên lộ
Dựa vào sơ đồ một sợi lưới điện chúng tính toán tổn thất điện năng trên đường dây dựa vào công suất tiêu thụ của từng phụ tải, sau đó tổng hợp trên toàn đường dây và cả lưới hạ áp
0 60m 1 65m 2 17m 3 15m 4 27,23+j16,53
45,46+j30,33
Hình 4.1: Sơ đồ lưới điện một sợi của lộ của TBA Công ty cổ phần may Việt-Ý
Để tính hao tổn công suất trên đường dây ta tính hao tổn công suất cho từng đoạn dây.
Đoạn 0-1(từ nguồn đến xưởng may) Đoạn 1-2(từ xưởng may đến xưởng cắt)
Tính toán tương tự cho các đoạn khác của lộ kết quả thu được trong bảng 4.4
Bảng 4.4: Hao tổn điện công suất trên từng đoạn đường dây
Đoạn dây Dây dẫn Chiều dài (m) Ptt (kW) Qtt (kW) R0 (/km) X0 (/km) ∆P (kW) 0-1 AC35 60 357,1 7 243,68 0,85 0,403 0,0937 1-2 AC35 65 45,46 30,33 0,85 0,403 0,0277 2-3 AC35 17 5,53 4,24 0,85 0,403 0,0137 3-4 AC35 15 27,23 16,53 0,85 0,403 0.0089 Tổng 0,144
+ Tổng tổn thất điện năng trên đường dây là: (kWh/năm)
+ Tổn thất điện năng trên đường dây trung tính (kWh/năm)
(kWh/năm)
Theo số liệu thu thập được điện năng tiêu thụ của Công ty là kWh Khi đó tổng hao kỹ thuật:
Kết luận chung: Qua kết quả tính toán tổn hao điện năng trên đường dây của Công ty ta thấy tổn hao thấp không đáng kể.
Chương V: CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN 5.1. Kế hoạch phát triển của Công ty trong giai đoạn 2019-2023
5.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty
Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, tạo ra nhiều kiểu dáng và mẫu mã, chủng loại khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm tạo lập vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước.
Mục tiêu về thị trường: Đối với thị trường gia công, Công ty đặt mục tiêu giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời phát triển thêm các thị trường mới như các nước ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu mỹ Latinh. Đối với thị trường nội địa, Công ty xác định thành lập Trung tâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của Công ty, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước nhằm đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu nội địa như tăng trưởng doanh thu xuất khẩu. Đồng thời Công ty cũng hy vọng tiến tới sán xuất hàng theo đơn đặt hàng của trung tâm kinh doanh tiêu thụ và các đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và hàng hóa sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.
Mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận: Hiện nay doanh thu công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Trong đó doanh thu nội địa vẫn lớn hơn doanh thu xuất khẩu. Do vậy trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa đồng thời thúc đẩy mạnh tốc độ doanh thu xuất khẩu.
Như vậy trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh có uy tín trong ngành dệt may, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước đưa Công ty ngày càng phát triển mạnh đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Với quy mô mở rộng dự định: số chuyền may tăng 16 chuyền Tổng nhu cầu lao động cần có: Dự kiến 200công nhân
Nguyên vật liệu: Vải, nút, keo, nhãn chính, nhãn UPC, nhãn jokertag, chỉ, bao, thùng
Dây chuyền sản xuất: Các chuyền mới sẽ sử dụng các ứng dụng tiên tiến, hiện đại. Quy trình sản xuất xủa xưởng luôn tuân theo những quy định khắt khe nhất từ khâu chọn nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thành phẩm cuối cùng.
Thiết bị cần mua để mở rộng sản xuất dự kiến:
Bảng 5.1: thiết bị dự kiến mua xưởng may
STT Tên thiết bị Số lượng P(kW)/máy
1 Máy may 1 kim 288 0,70
2 Máy vắt sổ 144 0,55 3 Máy trần đè 144 0,55 4 Bàn là hơi 48 1,00 5 Bàn hút 48 1,10 6 Bơm 2 1,50 7 Máy hút chỉ 1 2,20 8 Máy dò kim 1 0,14 Tổng 676
Bảng 5.2: Hệ thống quạt thông gió xưởng may
STT Tên thiết bị Số lượng P/máy (kW)
Bảng 5.3: Hệ thống chiếu sáng trong xưởng
STT Tên thiết bị Số lượng P/máy(kW)
1 Đèn huỳnh quang 1,2m 216 0,036
5.2. Dự báo phụ tải
Kinh tế càng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cao. Hai yếu tố này luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy để đáp ứng nhu cầu dung điện trong sản xuất, sinh hoạt thì các công trình điện cần không ngừng được cải tạo, nâng cấp cho phù hợp.
Khi quy hoạch và cải tạo công trình điện không chỉ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà nó còn phải đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Do vậy dự báo phụ tải điện là một việc hết sức quan trọng, xác định đúng phụ tải trong tương lai sẽ tác dụng tích cực đến nền kinh tế quốc dân.
Một số phương pháp dự báo
+Dự báo điều độ: Là dự báo về nhu cầu năng lượng, công suất trong thời gian ngắn một vài ngày, một vài tuần với mục đích là để điều chỉnh chế độ làm việc của hệ thống năng lượng.
+Dự báo ngắn hạn: Là dự báo phụ tải trong một vài năm, mục đích là để kiểm tra khả năng hoạt động của lưới điện từ đó có giải pháp hoàn thiện và cải tiến thiết bị.
+Dự báo dài hạn còn gọi là dự báo triển vọng, thời gian dự báo 10 năm đến 20 năm hoặc có thể dài hơn, mục đích là quy hoạch điện trong tương lai.
Để tiến hành lập dự báo phụ tải điện ta có phương pháp sau:
-Dự báo phụ tải dự trên vốn đầu tư: theo phương pháp này có thể dựa
trên mức độ trang bị hiện tại và kế hoạch phát triển sản xuất trong tương lai để dự báo nhu cầu điện năng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng thương có sai số lớn, vì vậy chỉ áp dụng trong quy hoạch sơ bộ.
Phương hướng này giúp ta thấy được khuynh hướng phát triển của nhu cầu điện năng và sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển kinh tế.Ở đây người ta dựa vào tỷ số của nhịp độ phát triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế.Phương pháp này chỉ nói lên xu thế phát triển với một mức độ chính xác nào đó.Trong tương lai phương pháp này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như : do tiến độ về mặt khoa học và quản lý nên xuất tiêu hao với mỗi ngành sản phẩm ngành càng được giảm xuống hay do điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân và các địa phương hoặc do cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi. Vì những yếu tố đó mà hệ số vượt trước có thể thay đổi khá nhiều. Do đó nếu chỉ dựa vào hệ số vượt trước để xác định điện năng ở năm dự báo thì có thể dẫn đến sai số lớn.Tuy nhiên trong chừng mực nhất định phương pháp hệ số vượt trước có thể cho ta biết sơ bộ về nhu cầu năng lượng và xu thế phát triển của phụ tải điện.
-Dự báo phụ tải điện theo phương pháp ngoại suy theo thời gian: là
nghiên cứu diễn biến của phụ tải trong các năm quá khứ tương đối ổn định và tìm quy luật biến đổi của phụ tải phụ thuộc vào thời gian, từ mô hình tìm được đó ta tính cho các giai đoạn của dự báo.Có một số dạng chính của hàm hồi quy:
* Hàm tuyến tính có dạng: Pt = b+at
Các hệ số a,b xác định theo phương pháp bình phương cực tiểu, mà từ đó có thể thiết lập hệ phương trình sau:
Trong đó:
Pi – giá trị phụ tải quan sát năm thứ i ti– năm quan sát thứ i
n- số năm quan sát *Hàm Parabol:
Các hệ số a,b,c được xác định theo phương pháp bình phương cực tiểu với hệ phương trình:
*Hàm mũ có dạng: Pt = P0(1+α)t
Trong đó:
P0 – Phụ tải năm cơ sở
α- suất gia tăng phụ tải hàng năm. (1+α) = C; ; Ct =
-Dự báo phụ tải điện bằng cách tính toán trực tiếp: là xác định nhu cầu
sử dụng điện năng của năm dự báo trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành ở năm đó và suất tiêu hao điện năng đối với từng loại sản phầm. Đối với những trường hợp không có suất tiêu hao điện năng thì xác định nhu cầu điện năng cho từng trường hợp cụ thể như công suất trung bình cho một hộ gia đình, bệnh viện, trường học…Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, ngoài yêu cầu xác định tổng điện năng dự báo chúng ta còn biết được tỷ lệ sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế.
-Dự báo phụ tải điện theo phương pháp tương quan: nghiên cứu tương
quan giữa các thành phần kinh tế với điện năng nhằm phát hiện những quan hệ về mặt định lượng từ đó xây dựng mô hình biểu diễn sự tương quan giữa điện năng với sản lượng các thành phần kinh tế như: sản lượng công nghiệp, sản lượng kinh tế quốc dân,…Khi xác định được giá trị sản lượng, các thành phần kinh tế ( bằng phương pháp khác) ở năm dự báo, dựa vào mối quan hệ trên để dự báo phụ tải điện năng.
Nhược điểm của phương pháp là ta phải thành lập các mô hình dự báo phụ. Ví dụ sản lượng công nghiệp, sản lượng kinh tế quốc dân ở năm t dự báo.
-Dự báo phụ tải điện theo phương pháp san bằng hàm số mũ. -Dự báo phụ tải điện theo phương pháp so sánh đối chiếu:
So sánh đối chiếu nhu cầu phát triển điện năng của các nước có hoàn cảnh tương tự. Đây là phương pháp được nhiều nước áp dụng để dự báo nhu cầu năng lượng một cách có hiệu quả.Phương pháp này thường được áp dụng cho dự báo ngắn hạn và trung hạn.
-Dự báo phụ tải điện theo phương pháp chuyên gia: dựa trên cơ sở hiểu
biết sâu sắc của các chuyên gai giỏi ở các lĩnh vực của các ngành để dự báo các chỉ tiêu kinh tế. Cũng có khi dùng phương pháp này để dự báo triển vọng, thường người ta lấy trung bình có tỷ trọng ý kiến của các chuyên gia phát biểu.
-Dự báo phụ tải điện theo mô hình Logictique. -Dự báo phụ tải điện theo biểu đồ.
-Dự báo phụ tải điện theo đường cong chữ “S”.
Tùy thuộc vào quy luật biểu diễn của phụ tải mà nên lựa chọn phương pháp dự báo nào để có độ tin cậy và tính chính xác cao nhất.
Xuất phát từ thực tế qua việc thu thập số liệu và tình hình phụ tải của Công tyta lựa chọn dự báo phụ tải theo phương pháp ngoại suy theo thời gian
5.2.1. Dự báo phụ tải đến năm 2023
Khi dự báo phụ ta sử dụng phương pháp ngoại suy theo thời gian.
Nội dung của phương pháp: Nghiên cứu sự biến thiên của phụ tải trong những năm quá khứ tương đối ổn định và tìm ra quy luật biến đổi của phụ tải, từ đó xây dựng mô hình dự báo, tức suy diễn toàn bộ quá trình biến đổi của phụ tải trong quá khứ vào tương lai và phụ tải được xác định theo hàm xu thế ở thời điểm tương ứng.
Số liệu thống kê điện năng của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện trong bảng 5.4 (Số liệu do phòng kỹ thuật Công ty cổ phần may Việt-Ý cấp)
Bảng 5.4: Điện năng tiêu thụ của Công ty
Năm 2015 2016 2017
Xây dựng đường cong thực nghiệm ta được 2015 2016 2017 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 A (kWh)
Hình 5.1: Đồ thị thực nghiệm điện năng tiêu thụ của Công ty
Qua đường cong thực nghiệm vừa xây dựng cho thấy đường cong có dạng tuyến tính gần như đường thẳng. Do vậy hàm hồi quy có dạng:Ptt = a.t+b Từ đó ta có thể suy ra được Ptt của Công ty: Ptt=
Trong đó:
A – Điện năng của toàn Công ty trong 1 năm Tmax – Thời gian sử dụng công suất cực đại
Bảng 5.5: Công suất tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2015-2017
Năm 2015 2016 2017
P(kW) 323,12 361,46 400,89
Các hệ số a,b được xác định như bảng sau:
Năm ti Ptt ti2 Ptt*ti
2015 1 323,12 1 323,12
2016 2 361,46 4 722,92
2017 3 400,89 9 1202,67
Ta có hệ phương trình: 14a + 6b = 2248,71 6a + 3b = 1085,47
Giải hệ phương trình trên ra được: a = 38,885
b = 284,05
Khi đó hàm dự báo: Ptt = 38,885a + 284,05 Nếu lấy năm 2015 làm cơ sở (t=1) ta có:
Bảng 5.6: Công suất tính toán cho các năm 2015-2017
Năm ti Ptt (kW)
2015 1 322,935
2016 2 361,82
2017 3 400,705
Ta thấy rằng kết quả tính toán của hàm số tính theo phương pháp hồi quy là sát với các kết quả thống kê vậy ta áp dụng hàm hồi quy tính toán cho các năm từ năm 2018-2023 ta có bảng:
Bảng 5.7: Công suất tính toán cho giai đoạn 2018-2023
Năm Ptt(kW) 2018 439,59 2019 478,475 2020 517,36 2021 556,245 2022 595,13 2023 634,015
Mức độ tăng của phụ tải ngoài phụ thuộc vào điện năng tiêu thụ còn phụ thuộc vào kế hoạch phát triển của Công ty. Như ta thấy trong những năm tới 2019-2023 Công ty có mở rộng quy mô sản xuất với 16 chuyền may được mở thêm. Vậy kết quả dự báo như trên độ chính xác không cao. Do đó ta sẽ tính
toán theo kế hoạch phát triển của Công ty cổ phần may Việt-Ý trong giai đoạn 2019-2023 cụ thể:
Bảng 5.8 Nhóm phụ tải xưởng may
STT Tên thiết bị Số
lượng P(kW)/máy
PΣ
(kW) ksd Cos φ
1 Máy may 1 kim 288 0,7 201,6 0,8 0,8
2 Máy vắt sổ 144 0,55 79,2 0,8 0,8 3 Máy trần đè 144 0,55 79,2 0,8 0,8 4 Bàn là hơi 48 1 48 0,8 0,9 5 Bàn hút 48 1,1 52,8 0,8 0,85 6 Bơm 2 1,5 3 0,8 0,8 7 Máy hút chỉ 1 2,2 2,2 0,8 0,8 8 Máy dò kim 1 0,14 0,14 0,8 0,8 tổng 676 466,14
Tính toán tương tự như chương III ta được:
Bảng 5.9: Công suất tính toán nhóm phụ tải xưởng may Ptt (kW) Qtt (kVAr) Cos φ
386,39 276,477 0,815
Hệ thống quạt thông gió xưởng may
STT Tên thiết bị Số lượng(cái) P/máy (kW) Ptt (kW) Qtt (kVAr)
1 Quạt thông gió 12 1,1 11,855 8,891
Hệ thống chiếu sáng trong xưởng may
STT Tên thiết bị Số lượng
(bộ) P/máy (kW) Ptt (kW) Qtt (kVAr) 1 Đèn huỳnh quang 1,2m 216 0,036 18,662 11,57
Bảng 5.10: Tổng hợp phụ tải xưởng may
STT Ptt(kW) Qtt(kVAr) Stt(kVA) Cos φ
Bảng 5.11 : Tổng công suất phụ tải được mở thêm cho đến năm 2023
Ptt (kW) Cos φ Stt(kVA) Shiện tại(kVA) Scần(kVA)
TBA Công ty
410,265 0,815 503,393 630 560
Nhận xét: theo kết quả tính toán được thì TBA Công ty Cổ phần may Việt-Ý không đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải đến năm 2023. Do đó ta cần nâng cấp cải tạo TBA của Công ty.
5.3. Lựa chọn phương án cải tạo lưới điện
5.3.1. Các chỉ tiêu cần đặt ra sau cải tạo
Phương án đưa ra trước hết phải đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật, các chỉ tiêu về kinh tế tài chính đồng thời phải đảm bảo các yếu tố mỹ quan, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Cụ thể:
Phải đảm bảo chất lượng điện, hao tổn điện áp nằm trong giới hạn cho phép, tổn thất điện năng phải nhỏ
Vốn đầu tư phải nhỏ
Về nguồn điện thì sử dụng nguồn trung áp hiện có nếu đáp ứng được, còn nếu không đáp ứng được thì phải xét đến cải tạo hoặc xây dựng đường dây