Đối tượng/ chức danh/ địa phương

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 26 - 30)

địa phương

Mức hỗ trợ 1 lần (triệu)

Quyền lợi thu hút khác Đề xuất

1

BS, Dược sĩ ĐH trung bình khá và TB

180 - Ưu tiên mua đất làm nhà ở;

- Ưu tiên xét tuyển với BS, Dược sĩ ĐH loại giỏi trở lên;

- Đào tạo sau ĐH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Điều chỉnh tăng theo lộ trình 2021-2025; - Bổ sung đối tượng thu hút, mức thu hút đảm bảo tính phù hợp và cạnh tranh.

- Hỗ trợ điều kiện sinh hoạt. BS, Dược sĩ ĐH khá 200 BS, Dược sĩ ĐH giỏi 220 BS nội trú, ThS, BSCKI 250

BS CKII, TS 300 Ưu tiên tiếp nhận vợ (chồng) đến

công tác tại tỉnh

2

Đãi ngộ theo nhóm Đãi ngộ thêm hàng tháng Đãi ngộ theo nhóm

Tuy Đức, Đăk G’Long Nhóm I 1,5 lần mức lương cơ sở/ tháng 2,5 lần mức lương cơ sở/

tháng

Krong Nô, Đăk Song Nhóm II 1,0 lần mức lương cơ sở/ tháng 1,5 lần mức lương cơ sở/

tháng Cư Jut, Đăk Mil, Đăk

R’lấp, Gia Nghĩa

Nhóm III 0,7 lần mức lương cơ sở/ tháng 1,0 lần mức lương cơ sở/

tháng

(Nguồn: tính toán của đề tài tác giả tự tổng hợp theo số liệu thống kê)

3.3.4. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng lượng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế tuyến huyện huyện

Điều chỉnh đối tượng, mức hỗ trợ trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng: theo nguyên tắc kế thừa và duy trì chế độ, căn cứu vào thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tại các huyện để xem xét xây dựng, điều chỉnh hoặc bãi bỏ các chế độ, chính sách không phù hợp, đồng thời bổ sung các chính sách, chế độ mới đáp ưng yêu cầu của tình hình mới, khắc phục những hạn chế, thiếu sót mà chính sách hiện hành chưa đáp ưng được cụ thể.

Bảng 3.3. Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế tỉnh Đăk Nông

TT Đối tượng Mức hỗ trợ theoNghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND Đề xuất 1 Cán bộ đang công tác

- Được bố trí đào tạo sau đại học nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liền.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo.

- Thường xuyên đào tạo mới, đào tạo liên tục.

- Mở rộng đối tượng được đào tạo: từ Trung cấp, cao đẳng,…

- Chế độ hỗ trợ kinh phí đi đào tạo 100% học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và cam kết gắn bó với đơn vị.

2 Sinh viên

ngành y

- Hộ khẩu Đăk Nông, theo học

chính quy các trường công lập. - Cam kết công tác 7 năm tại tỉnh. - Hỗ trợ học phí 2 năm cuối, 10tr/năm học. Học đạt loại khá thì được thêm 15% và loại giỏi thêm 30% số tiền hỗ trợ của năm đó.

- Ưu tiên tuyển dụng biên chế và bố trí việc làm phù hợp

- Mở rộng đối tượng thu hút, khuyến khích các sinh viên từ các tỉnh lân cận về công tác tại địa phương. - Cam kết sau khi học về địa phương công tác tối thiểu 5 năm.

- Tăng hỗ trợ học phí ngày càng cao của sinh viên ngành y.

- Tăng số năm hỗ trợ cho sinh viên từ 2 năm cuối có thể lên 3 năm cuối.

- Có chính sách cụ thể cho sinh viên nếu về địa phương công tác

(Nguồn: tính toán của đề tài tác giả tự tổng hợp theo số liệu thống kê)

3.3.5. Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và môi trường làm việc để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện yêu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

- Đánh giá hiện trạng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế tuyến huyện bao gồm: chủng loại, số lượng, chất lượng, thời hạn và hiệu quả sử dụng, …

- Tiến hành rà soát và cập nhật các danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu, xây dựng cơ sở dữ liệu trang thiết bị cho các cơ sở tuyến huyện, hàng năm thực hiện tốt công tác kiểm kê máy móc và thiết bị.

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở chất, trang thiết bị y tế cho các cơ sở tuyến huyện đảm bảo các yêu cầu về phân tuyến kỹ thuật, ưu tuyến cơ sở và khu vực khó khăn.

- Tăng cường công tác bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng nhân lực tham gia bảo dưỡng và sửa chữa, phân bổ đủ kinh phí của đơn vị cho việc bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.

- Củng cố mạng lưới kiểm chuẩn và kiểm định các trang thiết bị y tế.

3.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát để phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện huyện

Thứ nhất, thực hiện nghiêm hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong hoạt động y tế, trong quản lý phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện.

Thứ hai, kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra y tế theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, nhất là các hoạt động liên quan đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; thanh tra, kiểm tra chất lượng các công trình, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học; những hoạt động sau nghiệm thu của các công trình nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, công khai hóa và minh bạch hóa các thông tin liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ y tế, tăng cường xử lý những hành vi sai phạm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực y tế,…

Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin, chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ của cơ sở y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực thông qua Sở Y tế.

Thứ sáu, kiểm soát tốt sử dụng ngân sách, tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế; kiểm soát chi thu tăng thêm ở các cơ sở y tế thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên.

Thứ bảy, tăng cường đánh giá viên chức: thông qua hoạt động đánh giá nhân viên lãnh đạo đơn vị gián tiếp sẽ đánh giá và kiểm tra được lượng công việc mà nhân lực tại đơn vị mình đã làm được.

3.4. Kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh Đăk Nông 3.4.1. Đối với Bộ Y tế 3.4.1. Đối với Bộ Y tế

Xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn về công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo liên tục đáp ứng các nội dung về cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, chú ý các hình thức phù hợp với nhân lực y tế vùng sâu, vùng khó khăn. Xây dựng mức bồi dưỡng, phụ cấp phù hợp với tình hình biến động giá cả hiện nay.

3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đăk Nông

Đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông bổ sung thêm chính sách để phát triển nguồn nhân lực y tế cho ngành y, nhất là những tuyến huyện đang thiếu nhân lực.

3.4.3. Đối với Sở y tế tỉnh Đăk Nông

Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí cho các TTYT huyện, nâng cấp cơ sở và trang thiết bị tân tiến, hiện đại. Xây dựng kế hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Đăk Nông đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển nhân lực cho các TTYT huyện nhằm đáp ứng được việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.4.4. Đối với các trung tâm y tế huyện

Đảm bảo cân đối nguồn lực cả về nhân lực và tài chính giữa tuyến huyện, tuyến xã; ưu tiên cho các đơn vị khó khăn, tuyến dưới… Đảm bảo công khai minh bạch trong các khoản thu chi trong từng đơn vị. Khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ về công tác sẽ cống hiến lâu dài và định hướng phát triển cho đội ngũ này trong tương lai. Xây dựng chính sách tăng nguồn thu cho các bệnh viện để giữ chân và thu hút đội ngũ cán bộ bác sĩ có trình độ chuyên môn về công tác tại địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã nêu lên những định hướng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện tại tỉnh Đắk Nông trong những năm tới, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực y tế tuyên huyện:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực y tế tuyến huyện dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế gắn với kiện toàn tổ chức và từng bước phát triển hệ thống y tế tuyến huyện nhằm đáp ưng nhu cầu ngày càng cao về bảo vệ,chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực tuyến huyện nhằm tăng cường sự phối hợp trong triển khai các hoạt động.

- Xây dựng các chính sách đối để đảm bảo việc phát triển nguồn nhân lực y tế . Đây là nhóm giải pháp góp phần nâng cao cả thể lực, trí lực cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến huyện; có một chế độ chính sách tốt hợp lý sẽ giúp nhân viên cán bộ gắn bó với nghề, với đơn vị và yên tâm công tác hơn.

- Triển khai các công tác đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến huyện dựa trên phân tích các yếu tố cơ cấu, mục tiêu phát triển của đơn vị, phân tích hiệu xuất công việc, nhu cầu công việc và nhu cầ của nhân viên tại đơn vị là cơ sở bước đầu để tiến đào tạo một cách hợp lý.

- Xây dựng cơ sở hạ tâng nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ y tế tuyến huyện: thông qua việc kêu gọi đầu tư từ các chương trình, dự án quốc gia và các doanh nghiệp tư nhân để nâng cấp các trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng nhằm tăng hiệu quả của các TTYT tuyến huyện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiêm tra để tiếp tục đổi mới, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra vừa là công cụ vừa là phương thức tác động hướng đến đích của chủ thể quản lý nhằm xem xét một cách toàn diện các hoạt động quản lý, thanh tra, kểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Các nhóm giải pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, như vậy nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe dân nhân mới đươc đảm bảo. Ngoài ra, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Y tế, UBND tỉnh Đắk Nông, Sở Y tế và các TTYT tuyến huyện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tương lai.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện bao hàm các nội dung về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, ban hành chính sách, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ. Để đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện tại tỉnh Đắk Nông, luận văn đã sử dụng các tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện còn có những hạn chế như công tác quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện còn phân tán, công tác thực hiện kiểm tra lĩnh vực này còn thưa thớt. Tính hiệu quả, hiệu lực phù hợp và bền vững của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện vẫn còn nhiều bất cập.

Qua đánh giá thực trạng, luận văn đã xác định được 8 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về sự phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện. Các yếu tố này liên quan đến chủ trường, chính sách nhà nước, chính sách đào tạo, cơ sở vật chất. Luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế bằng bộ câu hỏi đến 7 TTYT huyện.

Để khắc phục những bất cập của công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện ở tỉnh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp tập trung vào hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước như xây dựng quy hoạch, chính sách, đào tạo, thanh tra kiểm tra, đồng thời cải thiện các yếu tố về cơ sở vật chất của hệ thống y tế. Luận văn cũng đã góp phần làm phong phú, làm sáng tỏ cơ sở lý luận – thực tiễn về quản lý nhà nước đối với công tác phát triển nguồn nhân lực y tế tại các huyện tại tỉnh Đắk Nông. Các nội dung về quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện trong luận văn này là cơ bản, phù hợp với thực trạng tại các huyện.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất những kiến nghị có thể có ích để cho địa phương, ngành và đơn vị phát triển trong thời gian tới. Hy vọng ngành y tế tỉnh Đăk Nông nói chung và các TTYT huyện nói riêng sẽ có những tín hiệu khởi sắc, đổi mới, đáp ưng được yêu cầu, đòi hỏi của công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn nghiên cứu tương đối rộng, kinh nghiệm của tác giả có hạn nên kết quả chắc chắn còn thiếu xót. Tác giả rât mong muốn nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô để có những nhận thức thấu đáo, đánh giá chính xác và toàn diện hơn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện./.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)