Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ mô

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 40 - 43)

trƣờng và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trƣờng

Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội dung của yêu cầu pháp chế. Khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ là vô cùng cần thiết, nhưng pháp luật đó phải được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội chứ không phải pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật nó chính là việc các cơ quan Nhà nước tổ chức để mọi người trong xã hội thực hiện các quy tắc theo quy định của pháp luật. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế để tạo điều kiện nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật dựa vào một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng

34

hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm và quyền hạn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển).

- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ môi trường cấp xã) là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn có biển, đảo).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như:

+ Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.

35

+ Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên huyện.

+ Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước xử lý về ô nhiễm môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

- Từ những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như:

+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa.

+ Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.

+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.

36

+ Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra về ô nhiễm môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau và kết quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là quyết định xử phạt đó là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc dành cho những chủ thể có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường, nhằm răn đe đối với các chủ thể đang có hành vi vi phạm hoặc đang có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 40 - 43)