3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Thứ nhất, các cấp thẩm quyền ban hành một số văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các cơ quan chức năng của huyện tập trung kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang có hiệu lực thi hành để phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ các văn bản này bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp các quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Chú trọng hoàn thiện các văn bản quy định xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đảm bảo đủ hiệu quả, năng lực, phẩm chất thực thi và hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ khi nào hệ thống pháp luật hoàn thiện,
67
không bị chồng chéo, không bị bất cập thì khi đó việc tổ chức triển khai thực hiện sẽ thu được kết quả thuận lợi, từ đó góp phần quản lý được hiệu quả, ổn định, đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển tốt hơn.
Trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cần quy định về việc lấy ý kiến nhân dân, cộng đồng dân cư theo hướng đảm bảo sự tham gia thực chất và có hiệu quả của người dân vào quá trình này. Sau khi xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được phê duyệt cần phải công khai hóa với mục đích đảm bảo sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Do hiện nay xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được coi như một thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; nên việc xử phạt phải hết sức chính xác, có sự tham gia của cán bộ quản lý để đảm bảo tính chính xác, ngăn ngừa những tác động xấu đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó cũng nên quy định rõ những trường hợp cụ thể nào thì một cá nhân không được quyền tham gia xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính khách quan, khoa học của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa
các cơ quan trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Các cơ quan chức năng có liên quan chủ động xây dựng và thực hiện quy chế, phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để các lực lượng tham gia phối hợp triển khai, thực hiện nghiêm túc, nhiệm vụ được giao.
Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Để quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cần
68
tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường từ cấp huyện đến cấp xã bằng các hình thức:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, các điều ước quốc tế liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội ít chất thải, hài hòa, thân thiện với môi trường. Tuyên truyền sâu, rộng đến các cấp, các ngành và nhân dân về tầm quan trọng của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn, hướng dẫn các văn bản mới về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cộng đồng dân cư.
- Tăng cường quan trắc môi trường định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; khắc phục, phòng tránh các sự cố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Dương để phục công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, xây dựng chế tài xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
69
Để nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, địa phương trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường; đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm xử phạt ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chế tài xử phạt với mức phạt cao, mang tính răn đe cao đang được chú trọng và thực hiện. Ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, các hành vi hành chính đã được cập nhật, bổ sung với các chế tài phù hợp với các quy định hiện hành và theo hướng chặt chẽ hơn, đầy đủ hơn.
3.2.1.2. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường và các quy định của UBND huyện, kiên quyết đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài không đầu tư xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép theo tiến độ quy định của UBND huyện. Tăng nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra) kiểm tra (đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra). Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường thuộc lực lượng công an với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Thanh tra đột xuất, tập trung vào các cơ sở có quy mô lớn. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước mặt tại các khu đô thị, sông, hồ, kênh rạch ở một số địa phương ngày càng
70
diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các làng nghề, khu vực đô thị đông dân cư… chưa được đầu tư đúng mức, hiện tượng xả thẳng ra môi trường làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt còn phổ biến. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, giải quyết dứt điểm tình trạng xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi phụ thuộc nhiều vào hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được tình hình thực thi pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của các đối tượng quản lý, qua đó, có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng, như khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật ô nhiễm môi trường, đồng thời phát hiện và uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu hiện sai phạm, định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác bảo vệ môi trường. Và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường (mà trước hết là xử phạt hành chính) sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, răn đe các đối tượng có biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật. Ngoài ra, các hoạt động nêu trên còn giúp các cơ quan quản lý môi trường phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong chính các quy định của pháp luật để từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội và tạo niềm tin cho thế giới về hệ thống của pháp luật Việt Nam.
3.2.1.3. Phát huy chức năng, vai trò giám sát của cấp ủy Đảng đối với xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
71
Phát huy vai trò sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm nhằm bảo đảm cho chính quyền các cấp thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng về chiến lược xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bằng pháp luật về ô nhiễm môi trường. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, Đảng bộ tỉnh cần phát huy các chức năng và vai trò sau:
Một là, phát huy công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên
các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, viên chức Nhà nước trong Đảng bộ Khối dân, chính, đảng để chủ động xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về ô nhiễm môi trường.
Hai là, trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, các cuộc họp, hội nghị của cơ quan, đơn vị, các cấp ủy cơ sở kịp thời cung cấp thông tin về việc vi phạm ô nhiễm môi trường gây ra đối với đời sống con người và với sự phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng về tình hình xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của địa phương; sự cần thiết trong việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Ba là, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, các cấp ủy
đảng tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tích cực nghiên cứu để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tham mưu cho lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị trong việc tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
72
Bốn là, đối với Đảng bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần
phát huy các chức năng, vai trò như lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cho Huyện ủy, UBND huyện đáp ứng tình hình thực tiễn của địa phương; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của đơn vị làm công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường để chủ động thực hiện tốt công tác xử phạt trong quá trình xử lý các trường hợp, hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Năm là, Đảng bộ các huyện, Đảng bộ Đài Phát thanh và truyền hình
huyện cần tiếp tục chỉ đạo cán bộ, đảng viên tăng cường các hoạt động tuyên truyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng theo nhiệm vụ, chức năng của đơn vị mình.
Sáu là, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Chú trọng tổng kết thực tiễn, phổ biến những kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn huyện.