Phương pháp thu thập và xử lý số liệu đầu vào theo phương án công suất tiêu thụ trung bình bổ sung

Một phần của tài liệu Đồ án Ứng dụng phần mềm PSSADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất các biện pháp giảm hao tổn điện năng (5) (Trang 37 - 39)

suất tiêu thụ trung bình bổ sung

4.1.3.1 Giới thiệu

Thực chất phương án này hoàn toàn tương tự như phương án trên, tuy nhiên có thu thập thêm một số đồ thị phụ tải có được tại các Recloser và LBS tại

các nhánh rẽ. Áp dụng công thức (4.10) cho từng nhánh rẽ và các đoạn trục có thông số lấy được từ Recloser.

4.1.3.2 Nhận xét

+ Ưu điểm: Chính xác hơn phương pháp thu thập và xử lý số liệu đầu vào theo phương án công suất tiêu thụ trung bình, do phạm vi cung cấp của từng nhánh rẽ cho các khu vực không quá lớn, tính chất của đồ thị phụ tải không khác nhau nhiều, vì vậy có thể xem xét đây là một phương án mang tính hiệu quả cao nhất khi cần tính toán nhanh tình trạng lưới điện mà không nhất thiết cần độ chính xác cao.

+ Nhược điểm: Thực tế không phải đường dây trung thế nào cũng được lắp đặt đủ số bộ ghi dữ liệu có sẵn trong các khoá điện. Đôi khi các Recloser của một số nhà sản xuất chỉ ghi lại được các thông số Imax, hay thời điểm sự cố … chủ yếu phục vụ cho các công tác xác định nguyên nhân sự cố.

Phương án này thực hiện như sau:

Công suất tác dụng của các trạm biến áp trong khu vực do nhánh rẽ cung cấp được xác định theo công thức như sau:

anhr ( ) ( ) trami nhanhre trami nh e A P t P t A = (4.11) Với:

Atrạmi: Tổng điện năng tiêu thụ tại trạm hạ thế i trong năm Anhanhre : Điện năng tiêu thụ tại lộ ra trung thế

P(t)nhanhre : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát P(t)trạmi : Công suất tiêu thụ tại trạm i thời điểm khảo sát

Vì các chỉ số điện năng kế tổng tại các trạm trên cùng một nhánh được ghi theo các phiên lộ trình khác nhau nên để có kết quả chính xác cần có giá trị điện năng kế trong thời gian dài để giảm mức độ ảnh hưởng do sai biệt phiên lộ trình. Tuy nhiên công tác ghi nhận giá trị điện năng tiêu thụ của từng trạm cũng không phải dễ dàng cho từng thời điểm. Vì vậy có thể áp dụng công thức (4.12) với giả thiết công suất tiêu thụ tỷ lệ thuận với công suất đặt của trạm biến thế.

anhr 1 ( ) ( ) trami nh e trami n trami i S P t P t S = = ∑ (4.12) Với:

Strạmi: Công suất lắp đặt MBA của trạm i

∑Strami : Tổng công suất lắp đặt tại khu vực nhánh rẽ cung cấp P(t)nhanhre : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát P(t)trami : Công suất tiêu thụ tại trạm i thời điểm khảo sát

n: số trạm biến áp hạ thế có trên nhánh rẽ

Hệ số công suất của trạm được lấy bằng hoặc cao hơn hệ số công suất đo được tại các nhánh rẽ hoặc lộ ra. Lý do này có thể giải thích như sau: Hầu hết lưới điện hạ thế của các trạm biến thế hạ áp đều dùng cáp ABC có giá trị trở kháng rất bé (0.07 –0.085 Ohm/km), có nhiều tải tiêu thụ ở từng trạm hạ thế được bù công suất phản kháng, nhưng trở kháng đường dây trung thế cao dẫn đến hệ số công suất trên đường dây trung thế thấp.

Nhận xét: Đề tài chọn phương pháp thu thập và xử lý số liệu đầu vào theo phương án công suất tiêu thụ trung bình bổ sung.

Một phần của tài liệu Đồ án Ứng dụng phần mềm PSSADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất các biện pháp giảm hao tổn điện năng (5) (Trang 37 - 39)