Phương án tính xác định vị trí bù tối ưu bằng phần mềm PSS/ADPET

Một phần của tài liệu Đồ án Ứng dụng phần mềm PSSADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất các biện pháp giảm hao tổn điện năng (5) (Trang 64 - 70)

- Tính xác định vị trí bù tối ưu bằng phần mềm PSS/ADPET 5.3.1 Phương án tăng tiết diện dây dẫn

5.3.2Phương án tính xác định vị trí bù tối ưu bằng phần mềm PSS/ADPET

- Bước 1: Chọn Netword > Economics để thiết lập các thông số kinh tế (Hình 5.1)

- Bước 2: Chọn Analysic > Options từ trình đơn chính. Bảng các tuỳ chọn sẽ hiện ra, ta chọn thẻ CAPO, tiến hành nhập số tụ bù, dung lượng bù và vị trí bù (Hình 5.2)

- Bước 3: Chọn Analysic > Capo hoặc kích chọn biểu tượng CAPO tr ên thanh công cụ để chạy bài toán tính xác định vị trí bù tối ưu.

Hình 5.2 Hộp thoại các tuỳ chọn cho lệnh CAPO

Sau khi chạy bài toán CAPO ta có kết quả tính toán sau

Bảng 5.2 Vị trí và dung lượng bù đóng cắt Vị trí bù Q bù (kVAr) Vị trí bù Q bù (kVAr) 6 60 16 200 7 1180 17 260 8 300 18 280 9 200 19 40 10 240 20 180 11 120 21 160 12 240 22 160 13 140 23 380 14 380 24 760 15 200

Bảng 5.3 Kết quả tính toán sau khi bù

Phụ tải cực đại

Tổng số nút dưới điện áp cho phép 0

Tổng số nút trên điện áp cho phép 0

Tổng hao tổn CSTD (kW) 355,54

Tổng hao tổn CSPK (kVAr) 914,05

Bảng 5.4 Kết quả lượng tổn thất sau khi bù

∆P (kW) ∆Q (kVAr) ∆A (kWh) Trước khi bù 586,22 1421,17 1463787,39 Sau khi bù 355,54 914,05 935360,57 Lượng giảm 230,68 507,12 528426,82

Tính toán kinh tế bù

Với PSS/ADEPT việc tính toán chi phí hiệu quả bù được thực hiện như sau: Mỗi phương án tính toán sẽ có được kết quả tổng dung lượng bù cố định và bù điều chỉnh, tổn thất công suất giảm so với ban đầu. Từ đó tính được tổng giá trị hiện tại các khoản chi phí vận hành, lắp đặt tụ là:

C = Qbcđ(q0cđ + N. Cbtcđ )+ Qbđc (q0đc + N. Cbtđc )

Trong đó: Qbcđ , Qbcđ là dung lượng bù cố định và điều chỉnh ( kVar) q0cđ, q0đc là suất đầu tư tụ bù cố định và điều chỉnh ( đ/kVar)

Cbtcđ, Cbtđc là suất chi phí bảo trì tụ bù cố định và điều chỉnh.

Tổng giá trị hiện tại các khoản lợi nhuận do lắp đặt tụ bù được tính theo công thức: B= (∆P’. gp+ ∆Q’. gq).N.T

Trong đó: ∆P’, ∆Q’ là lượng giảm tổn thất so với ban đầu

gp, gq : giá điện năng tác dụng tiêu thụ và giá điện năng phản kháng tiêu thụ

T: thời gian vận hành của tụ bù

Thế vào các công thức tính toán được giá trị B, C và NPV NPV = B – C

Qua bài toán CAPO ta tính toán được: C = 1.987.762.224 (đồng)

B = 17.765.470.424 (đồng)

NPC = B – C = 15.777.708.200 (đồng)

Vậy khi ta bù trung áp với dung lượng là 5480kVAr đóng cắt tiết kiệm được 15.777.708.200 đồng trong 5 năm.

Nhận xét: Phương án lắp đặt tụ bù có hiệu quả tốt hơn, lượng tổn thất giảm lớn hơn phương án tăng tiết diện dây dẫn.

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau một thời gian thực hiện đề tài nghiêm túc và khẩn trương, mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Thuần cùng tập thể thầy cô giáo trong Bộ môn Hệ Thống Điện – Khoa Cơ Điện – Học Viện Nông Nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của các kỹ sư phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật của công ty Điện lực Gia Lâm đến nay đề tài:

“ Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất biện pháp giảm hao tổn điện năng cho lộ 474 E1.38 huyện Gia Lâm ”

của em đã hoàn thành.

Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết nhằm phục vụ cho công việc đã bổ sung thêm cho em nhiều kiến thức quý báu, củng cố kiến thức chuyên môn cho bản thân, nắm vững phương pháp tính toán tổn thất điện năng.

Qua quá trình tính toán tổn thất điện năng cho lưới điện của lộ 474 E1.38 Huyện Gia Lâm em thấy hao tổn điện năng trên lộ là tương đối lớn. Từ đó đưa ra 2 biện pháp giảm tổn thất đó là tăng tiết diện dây dẫn và bù trung áp. Biện pháp bù trung áp có hiệu quả tốt hơn biện pháp tang tiết diện dây dẫn.

Đề tài của em đã đưa ra những biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện lộ 474 E1.38 Huyện Gia Lâm. Những biện pháp mới chỉ đưa ra được bước đầu nhưng đã giảm được hao tổn điện năng đáng kể.

Do kiến thức chuyên môn chưa sâu nên chắc chắn trong đồ án còn nhiều sai sót khi tính toán dẫn đến việc tính toán hao tổn điện năng có sai số. Việc áp dụng lý thuyết với thực tế còn chưa linh hoạt.

2. Kiến nghị

Đề tài: “ Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất biện pháp giảm hao tổn điện năng cho lộ E1.38 474 huyện Gia Lâm là đề tài rất có ý nghĩa đối với việc giảm hao tổn điện năng và nâng cao chất

lượng điện năng cho lưới điện lộ 474 E1.38 Huyện Gia Lâm. Do lưới điện này đã được xây dựng khá lâu, nên nó không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng điện năng, nhất là hao tổn điện năng cho phép. Xuất phát từ những hạn chế của đề tài, em có một số kiến nghị đối với các đề tài lần sau:

+ Cần phải tính toán bù công suất phản kháng cho lưới điện hạ áp.

+ Tiến hành tìm vị trí bù hạ áp để đưa ra biện pháp bù tốt hơn cho lưới điện.

Do thời gian có hạn, trong đề tài có nhiều thiếu sót, nhiều phương pháp để giảm tổn thất điện năng chưa được áp dụng. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ tính toán tổn thất điện năng và đưa ra biện pháp bù trung áp chứ chưa tiến hành bù các vị trí hạ áp. Đề nghị các đề tài sau nghiên cứu chi tiết về các biện pháp giảm tổn thất để có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Phúc, Sử dụng phần mềm phân tích và tính toán lưới

điện PSS/ADEPT. Công ty Điện lực 2 – 2007.

2. Th.S Nguyễn Ngọc Kính, Mạng điện. Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ - 2010.

3. Vũ Hải Thuận, Cung cấp điện cho khu xí nghiệp và khu dân cư. Nhà xuất bản Nông Nghiệp - 2008.

4. Vũ Hải Thuận, Kinh tế điện. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội - 2011.

5. Nguyễn Công Hiền, Hệ thống cung cấp điện.Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật – 2009.

Một phần của tài liệu Đồ án Ứng dụng phần mềm PSSADEPT tính toán hao tổn điện năng và đề xuất các biện pháp giảm hao tổn điện năng (5) (Trang 64 - 70)