về di tích, khuyến khích chung tay bảo vệ di tích lịch sử - cách mạng
Hệ thống văn bản QLNN về DSVH nói chung và QLNN về DTLS - CM nói riêng được Nhà nước xây dựng và ban hành từ rất sớm, ngày càng được hoàn thiện.
Kế thừa những văn bản đã được ban hành trong lịch sử như: Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về công tác bảo tồn, bảo tàng; Thông tư số 38-TT/TW, ngày 28 tháng 6 năm 1956 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về bảo vệ DTLS - VH; Nghị định số 519/TTg, ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Thể lệ Bảo tồn cổ tích; Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND ngày 31 tháng năm 1984 của Hội đồng Nhà nước về việc “Bảo vệ và sử d ng DTLS, văn hoá và danh lam thắng cảnh”... Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 đã ban hành và thông qua Luật DSVH và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho công tác QLDT lịch sử, văn hoá trong cả nước. Luật điều chỉnh những vấn đề hoàn toàn mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Luật DSVH số 28/2001/QH10 năm 2001và Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật di sản văn hóa đã hợp nhất trong Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN-VPCP năm 2013 thể hiện chi tiết tiêu chí xác định DTLS - CM. Đồng thời chỉ rõ cách phân loại, thẩm quyền, thủ t c xếp hạng di tích. Những nội dung được c thể hóa qua các quy định ở Luật DSVH đã tạo động lực cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy DSVH của dân tộc có những bước phát triển mới theo hướng: Bảo tồn và tôn vinh những DSVH dân tộc có giá
20
trị cao nhất; Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế; phát huy DSVH ph c v cho sự nghiệp CNH,HĐH góp phần thực hiện m c tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời phải biết vận hành theo cơ chế thị trường có sự QL của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo nguồn thu đáng kể từ hoạt động dịch v văn hóa tại di tích, tái đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ và ph c hồi di tích.
Trên cơ sở Luật DSVH, Chính phủ, Các Bộ, ngành liên quan, Chính quyền địa phương các cấp có nhiệm v thể chế hóa các văn bản QLNN nhằm thực hiện chức năng QLNN của mình theo thẩm quyền. Theo đó, Chính quyền địa phương trên phạm vi toàn quốc và ở Quảng Nam có trách nhiệm thể chế hóa các quy định, hướng dẫn như:
- Thể chế hóa Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH.
- Ban hành các văn bản QLNN nhằm thực hiện công tác QL theo thẩm quyền nhằm thực hiện Quyết định số 1709/2001/QĐ - BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) phê duyệt Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020.
- Thể chế hóa văn bản QLNN ở địa phương nhằm thực hiện Chỉ thị số 05/2002/ CT - TTg ngày 18/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp pháp lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới trái phép các di chỉ khảo cổ học; Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin
21
(nay là Bộ VH,TT&DL) ban hành ngày 06/02/2002; …; Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, ph c hội di tích.