Trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, Sở VHTT&DL, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, các phòng ban ngành chức năng có liên quan và địa phương đã có sự quan tâm phối hợp trong việc kiểm tra cấp phép, xử lý vi phạm, xâm phạm ảnh hưởng đến di tích.
Về công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo, trình tự đầu tu xây dựng thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định có liên quan.
Việc xây dựng quy hoạch cho di tích là nhiệm v quan trọng đầu tiên của cơ quan QLDT. Hiện nay, việc xây dựng quy hoạch được căn cứ vào Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định về việc thẩm quyền, trình tự, thủ t c lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, ph c hồi DTLS văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trong đó bao gồm Quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi hệ thống di tích (quy hoạch hệ thống di tích) và Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích (quy hoạch tổng thể di tích). Các di tích được đưa vào Quy hoạch tổng thể là quy hoạch đối với một di tích quốc gia đặc biệt, c m di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh theo từng quần thể phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
65
Việc trùng tu, tôn tạo được thực hiện bằng các kế hoạch c thể trên cơ sở kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã xây dựng. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành, hàng ch c di tích đã được xếp hạng, đầu tư tu bổ.
Trong quá trình tu bổ, tôn tạo di tích, các cơ quan QLNN tỉnh Quảng Nam đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật DSVH nhằm đảm bảo yếu tố gốc, hạn chế tối đa mọi sự thay thế. Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích bảo đảm tính bền vững và thẩm mỹ, vừa giữ được giá trị lịch sử của di tích.
Từ năm 2011 đến 2015, thực hiện Đề án tu bổ di tích cấp tỉnh trên địa bàn Quảng Nam, toàn tỉnh đã đầu tư dựng bia và tu bổ 85 di tích các loại, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, góp phần ph c hồi, bảo vệ nguyên vẹn hệ thống di tích cấp tỉnh hiện có trên địa bàn Quảng Nam. Tổng kinh phí thực hiện 36,5 tỉ đồng từ các nguồn hỗ trợ của tỉnh, ngân sách huyện đối ứng và xã hội hóa.
Quảng Nam là địa phương đầu tiên có một quy chế riêng về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh - Nghị quyết 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015. M c tiêu của Nghị quyết khá c thể, trong đó tu bổ và dựng nhà bia 27 di tích và hạng m c di tích quốc gia đã xuống cấp nghiêm trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích với tổng mức đầu tư là 80 tỷ đồng. Thực hiện Công văn số 3152/UBND-TH ngày 16/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Sở VHTT&DL đã hoàn thành Đề án cơ chế đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và trình UBND tỉnh Quảng Nam.
66
Thực hiện Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh về việc đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (được bổ sung, điều chỉnh tại Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh), 19 di tích quốc gia và 139 di tích cấp tỉnh đã, đang và sẽ được đầu tư tu bổ và dựng bia, nâng tổng số di tích được trùng tu lên 339/425 di tích, đạt tỉ lệ 79,3% (trước đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, bằng các nguồn vốn từ Chương trình m c tiêu quốc gia về văn hóa và Đề án tu bổ di tích cấp tỉnh đã thực hiện tu bổ, tôn tạo đối với 24 hạng m c thuộc 16 di tích quốc gia và tu bổ, dựng bia 127 di tích cấp tỉnh). Đối với DTLS - CM cấp quốc gia, từ năm 2016 - 2019, UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư tu bổ, tôn tạo 7 DTLS - CM với tổng kinh phí 34.159 triệu đồng [Ph l c 6].