Mục đích của nhân sinh là mưu cầu cái thiện

Một phần của tài liệu niên luận triết lý nhân sinh trong tác phẩm “dế mèn phêu lưu ký (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của niên luận

2.2.1. Mục đích của nhân sinh là mưu cầu cái thiện

Trong xã hội này chỉ cần con người tồn tại thì tất sẽ có cái thiện và cái ác tồn tại ở khắp mọi nơi. Cái thiện là quy luật tiến bộ của nhân loại, cái ác là yếu tố kích thích, thúc đẩy quá trình tiến hóa của cái thiện. Quan điểm về thiện – ác cũng thay đổi theo quá trình phát triển xã hội của con người. Con người hằng ngày dùng sức lao động của mình tiến hành những hoạt động tác động đến tự nhiên, xã hội, cải biến nó phục vụ mục đích của con người và đồng thời phải đối mặt với những nguy hiểm, tai nạn, bệnh tật. Thiện – ác là hai mặt đối lập luôn tiềm ẩn trong mỗi con người nhưng cái thiện chính là mục đích của mỗi người luôn muốn vươn tới, đạt được để hoàn thiện nhân cách, đạo đức làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Như việc cậu dế mèn đánh bại được võ sĩ bọ ngựa là biểu hiện của việc cái thiện sẽ luôn đánh thắng cái ác, tuy trong xã hội luôn hiện hữu cùng một lúc cả thiện và ác nhưng cuối cùng kết quả đó là cái thiện sẽ đứng dậy và giành thắng lợi trước cái ác, cái bất công của xã hội. Hiện thực cũng đã cho thấy rất rõ vào lúc thời gian

28

tác giả viết tác phẩm này cũng chính là thời kì kháng chiến ác liệc của nước ta và đây cũng và miền mong ước mà Tô Hoài muốn gửi vào tác phẩm của mình đó chính là sự chiến thắng của dân tộc trước sự xăm lượt của giặc ngoại xăm. Nhìn lại ở quá khứ thì dân nhân ta đã nhiều lần đánh đánh bại được quân xăm lượt ngoại ban với những trận đánh đi vào lịch sử như Ngô Quyền ba lần đánh thắng giặc Mông – Nguyên, chiến thắng đánh bại ách xăm lượt phương Bắc của bà Trưng, bà Triệu,… đây là những chứng cứ đanh thép về việc mưu cầu cái thiện cũng như là cái ác sẽ mãi là yếu tố bị cái thiện chiếm phần thắng.

Cái thiện đóng vai trò chủ đạo, cái ác là yếu tố phụ bị cái thiện che lấp, bị lý trí khống chế, nhìn chung con người luôn muốn theo đuổi “chân – thiện – mỹ” và loại bỏ giả, xấu, ác. Có thể nói đây là mục tiêu vĩnh hằng của nhân loại. Xét toàn bộ thế giới con người thì thiện nhiều mà điều ác ít, còn xét về mặt cá nhân thì cái thiện là chủ thể, cái ác là thứ thể. Đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn này chính là động lực của sự phát triển xã hội, con người vươn tới cái thiện làm cho con người bao dung, chân thành, dưỡng tâm, dưỡng thân,…giữa thiện và ác có sự gìn giữ và mất đi của nhân tính, có sự cao thượng thuần khiết và sự lệch lạc của nhân luân, có cả sự cao cả và đồi bại của nhân cách. Thử thiện, hành thiện, giương thiện như hào quang tứ phía, giúp ta ngẩng đầu vững chắc bước vào cuộc đời. Niệm ác, hành ác, giống như bước đi chệnh choạng trong bóng tối, cõng trên lưng cái nghiệp đi lại vô phương trên đường đời.

Con người còn muốn hướng tới cái thiện và tích thiện không phải vì cầu lấy danh tiếng mà còn là phẩm cách và đức hạnh. Bồi dưỡng phẩm thiện cho dù là việc nhỏ nhất dần dần sẽ trở thành nhiều, tăng về lượng và tăng về chất. Con người không những mưu cầu cái thiện mà còn muốn hướng tới làm cho mọi người cùng làm việc thiện, lấy cái thiện để tu dưỡng và khống chế bản thân, lấy cái thiện cảm hóa con người, cảm hóa thế giới như thế đất trời chỉ có sự hiện diện của cái thiện. Sự phân biệt giữa thiện và ác cũng chính là sự phân biệt giữa nghĩa và lợi. Nhân vật dế mèn như một con người biết tu dưỡng phẩm đức cá nhân để kết quả là đã hoàn thiện bản thân để trở thành một con người khác, một con người sống vì cái chính nghĩa. Dế mèn đến cuối cùng cũng biết kêu gọi muôn

29

loài sống một cách chang hòa với nhau, không ganh ghét, đố kị lẫn nhau. Đó cũng là ước muốn của thế giới hiện tại của chúng ta, ngày nay thế giới đang từng bước xây dựng một thế giới hòa bình, không có sự chênh lệch giai cấp, không có xung động giữa các sắc tộc hay tôn giáo, hướng tới mục tiêu con người sẽ sống trong cuộc sống hạnh phúc. Đây cũng chính là triết lý tốt đẹp nhất là bao quát nhất mà tác phẩm mang lại không chỉ riêng ở khung khổ Việt Nam mà nó còn bao trùm cả thế giới.

Tất cả mọi sự có mặt của cái lợi đi cùng cái nghĩa thì nên dốc sức mà làm, còn cái lợi mà đi cùng cái ác thì nên cự tuyệt triệt để, tất cả sẽ đạt được cái thiện thuần chính với trái tim nhân hậu, suy nghĩ trong sạch, tâm sáng thì không bị mê hoặc mà làm chuyện xấu. Trên thế giới này cái tôn quý nhất không vượt qua đạo, cái mỹ không vượt qua được cái đức, con người đa số sinh ra đều có bản chất ngây thơ, thuần phác, yêu mến chân, thiện, mỹ. Thế nhưng một mai trải qua nhiều sóng gió thế gian, con người có xu hướng đi tìm con đường nhanh, đường tắt. Cho dù là con đường nào thì cái đích cuối cùng của con đường đó tất là cái thiện đôn hậu, thuần lương. Tuy trong xã hội luôn có rất nhiều tội ác, ẩn náu vô số cạm bẩy nhưng chỉ cần con người luôn có trái tim thiện lương từ trong tâm của bản thân mình, đó là mảnh đất xanh tươi, ươm mầm cho cái thiện thì mới có thể đối kháng với tội ác, đồng thời mở rộng sức ảnh hưởng tiến đến nhân sinh mưu cầu cái thiện.

Một phần của tài liệu niên luận triết lý nhân sinh trong tác phẩm “dế mèn phêu lưu ký (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w