2.3.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các Bộ ngành Trung ƣơng cũng đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Đắk Lắk trong việc đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
Đã ban hành kịp thời ban hành và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh.
Công tác lập quy hoạch phát triển KCHT GTĐB đã đƣợc quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Công tác kế hoạch phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh đã đƣợc quan tâm đúng mức, tuân thủ chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.
Công tác tổ chức quản lý bộ máy phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc bố trí, sắp xếp chuyên nghiệp, tin gọn.
Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực này đã đƣợc quan tâm, triển khai thƣờng xuyên, góp phần hạn chế hiện tƣơng tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Công tác thu hút đầu tƣ xây dựng hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh có nhiều nét mới với sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thể hiện qua việc thực hiện đầu tƣ xây dựng các dự án: Đầu tƣ cải tạo Quốc lộ 29 từ km186+00 – km226+00 bằng nguồn vốn ODA, Dự án tuyến tránh có dự án đầu tƣ nâng cấp, mở rộng đƣờng Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo theo hình thức: Xây dựng- Vận hành-Chuyển giao (Build Operate-Transfer viết tắt là B.O.T) của các công ty đầu tƣ xây dựng BOT Quang Đức, Công ty đầu tƣ xây dựng 502 từ đó nâng
cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ cũng nhƣ giảm áp lực cho NSNN trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng GTĐB.
2.3.2. Hạn chế
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở một số cấp, một số ngành, địa phƣơng chƣa chủ động, năng động, chƣa tập trung mạnh mẽ vào những khâu quan trọng có tính quyết định. Tham mƣu của một số sở, ngành, đơn vị có lúc chƣa kịp thời, chất lƣợng chƣa cao; sự phối hợp giữa các ngành, các địa phƣơng thiếu chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch, lập dự án đầu tƣ và giải quyết các thủ tục về đầu tƣ, về đất đai, GPMB, hỗ trợ tái định cƣ,... dẫn đến hiệu quả công việc có lúc chƣa tốt. Việc ban hành và tổ chức thực thi chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, có lúc chƣa kịp thời.
Việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách chƣa đƣợc cụ thể hóa kịp thời, thiếu nguồn lực thực hiện. Một số chủ trƣơng, chính sách đã ban hành và một số nhiệm vụ đã đề ra nhƣng triển khai chậm, thiếu các giải pháp quyết liệt, đồng bộ và sát thực tiễn nên kết quả thực hiện thấp. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ở một số nơi, một số việc chƣa triệt để nên hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc chƣa cao.
Các giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực triển khai chƣa đồng bộ, còn nhiều lúng túng; hệ thống cơ chế chính sách và giải pháp chƣa đủ mạnh để trở thành động lực thu hút và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển KT-XH tỉnh Đắk Lắk.
Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Công tác quy hoạch phát triển KCHT GTĐB tại tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu tính thực tiễn.
Mạng lƣới đƣờng bộ tỉnh Đắk Lắk trải rộng khắp địa bàn; tuy nhiên, nhiều tuyến đƣờng vẫn còn ở cấp kỹ thuật thấp, một số địa bàn việc đi lại của ngƣời dân vẫn còn gặp khó khăn; một số quốc lộ và tỉnh lộ vẫn còn đƣờng đất.
Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ KCHT GTĐB còn xảy ra phổ biến trên hầu hết các tuyến đƣờng.
Quy mô đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh có tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chƣa vào cấp: - Hệ thống quốc lộ chủ yếu là cấp IV-V miền núi, mặt cắt ngang đƣờng nhỏ hẹp (Bm=3,5-5,5m, Bn=6,5-7,5m); chất lƣợng mặt đƣờng hiện hƣ hỏng cục bộ ổ gà, mặt đƣờng cong vênh, lồi lõm; vẫn còn có quốc lộ là đƣờng đất bị sình lún, ổ gà (Quốc lộ 29).
- Hệ thống đƣờng tỉnh chủ yếu là cấp IV-V miền núi; mặt cắt ngang đƣờng nhỏ (Bm=3,5-5,5m, Bn=6,5-7,5m); kết cấu mặt đƣờng chủ yếu bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa nhƣng hầu hết đã bị xuống cấp trầm trọng nên việc lƣu thông trên tuyến gặp nhiều khó khăn nhất là vào mừa mƣa, vẫn còn một số tuyến là đƣờng đất (đoạn Km25-Km40, Tỉnh lộ 13).
- Hệ thống đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng thôn buôn phát triển khá tốt về số lƣợng, chủ yếu là cấp IV-VI miền núi; mặt cắt ngang đƣờng nhỏ (Bm=3,5-5,5m, Bn=6,0-7,5m); kết cấu mặt đƣờng chủ yếu bằng đất, mặt đƣờng đá dăm láng nhựa, bê tông xi măng có nhƣng không nhiều, nhìn chung chất lƣợng mặt đƣờng đã bị hƣ hỏng, ổ gà, việc lƣu thông đi lại cũng khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh, hệ thống đƣờng bộ là đồng mức, chƣa có đƣờng khác mức, tại các nút giao chủ yếu là ngã 4, ngã 3, có nút giao vòng xuyến nhƣng bán kính nhỏ chƣa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên xe đầu kéo sơ mi rơ mooc khi vào cua rất khó.
Các đƣờng giao thông kết nối với các phƣơng thức vận tải khác chƣa có, hệ thống cầu cống chƣa đáp ứng đƣợc tải trọng; hầu hết các tuyến đƣờng bộ kết nối với bến sông, bến cát đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp.
Nguồn vốn đầu tƣ cho công tác bảo trì và xây dựng cơ bản còn thiếu cân đối: hiện nay, nguồn vốn đầu tƣ cho công tác bảo trì mới đáp ứng đƣợc 30% so với nhu cầu do vậy hệ thống đƣờng bộ nhanh xuống cấp.
Nhiều cầu tạm, cầu yếu, cầu hẹp, nhiều điểm vƣợt sông suối chƣa có cầu. Sự kết nối giữa các tuyến đƣờng huyện lộ, tỉnh lộ với các hệ thống giao thông khác thiếu đồng bộ, thiếu các đầu mối có quy mô lớn, chƣa kết nối đƣợc các loại phƣơng tiện nên không có khả năng phát triển vận tải đa phƣơng thức.
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.2.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Tỉnh Đắk Lắk đã vận dụng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, huy động các nguồn lực, đặc biệt từ khu vực kinh tế tƣ nhân và doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật và chính sách đối với quản lý nhà nƣớc về phát triển KCHT giao thông đã đƣợc ban hành, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Cải cách hành chính trong phát triển kết cấu hà tầng giao thông bƣớc đầu đã có hiệu quả; sự phối hợp kết hợp giữa các ngành có những chuyển biến tích cực, tránh đƣợc những hiện tƣợng phiền hà, nhũng nhiễu.
Công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội và đƣợc tăng cƣờng kiểm tra giám sát; các ngành, các huyện, thị xã, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Việc quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB còn thiếu cụ thể, giải pháp và chính sách chƣa đồng bộ, thiếu tính khả thi về mặt tài chính để thực hiện. Mặc dù chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn lực đầu tƣ, nhƣng thực tế đến nay, nguồn vốn đầu tƣ cho hạ tầng GTĐB chủ yếu phụ thuộc vào NSNN. Trong khi đó, tỉnh không chủ động đƣợc nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng, trái phiếu chính phủ phân bổ hàng năm, còn ngân sách của tỉnh thì thấp. Do đó việc chậm bố trí vốn cho các dự án theo kế hoạch thƣờng xuyên xảy ra.
Một số chính quyền cấp huyện, xã chƣa tập trung đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy hoạch trong phạm vi của địa phƣơng mình. Mặt khác một số cơ quan chuyên môn chƣa tực hiện tốt nhiệm vụ tham mƣu, đề xuất các giải pháp thực hiện trong lĩnh vực mà mình quản lý. Ngoài ra, còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phƣơng dẫn đến nhiều bất cập trong công tác tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống đƣờng bộ.
Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao chính quyền tỉnh Đắk lắk chƣa thật sự cao: Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao chính quyền tỉnh Đắk lắk trong tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh chƣa thật sự cao: việc phân bổ nguồn vốn chƣa đồng đều, chƣa phù hợp với định hƣớng quy hoạch, đầu tƣ dàn trãi, không tập trung, không trọng tâm, không trọng điểm, công tác GPMB còn nhiều hạn chế, kéo dài, lãng phí...
Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về phát triển KCHT GTĐB chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, còn thiếu và yếu về chuyên môn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động phát triển KCHT GTĐB còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hiệu quả.
Môi trƣờng pháp luật về quản lý phát triển KCHT GTĐB chƣa hoàn thiện, chậm sửa đổi.
Quy định về tổ chức quản lý KCHT giao thông còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với thực tiễn.
Ngân sách phân bổ cho đầu tƣ KCHT giao thông trong giai đoạn vừa qua còn hạn chế.
Ngoài việc chịu ảnh hƣởng của thời tiết, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ KCHT GTĐB của ngƣời dân trên địa bàn còn chƣa cao, nhất là đối với các tuyến đƣờng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện lỵ, dẫn đến tình hình
vi phạm hành lang ATGT đƣờng bộ còn nhiều. Đồng thời, tình hình phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ chở hàng quá trọng tải thiết kế cầu, đƣờng xảy ra phổ biến góp phần cho các tuyến đƣờng xuống cấp nhanh chóng.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chƣơng 2, luận văn đã đi sâu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk. Thứ nhất là giới thiệu tổng quan về tỉnh Đắk Lắk nhƣ: Địa hình, khí hậu, các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội có ảnh hƣởng và tác động đến hoạt động KCHT GTĐB để qua đó để thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đák Lắk nói riêng. Thứ hai, luận văn đã đánh giá một cách khái quát về kết cấu của hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020. Thứ ba, luận văn đã xác định đƣợc thực trạng triển KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng tổ chức thực hiện phát triển KCHT GTĐB tỉnh Đắk Lắk. Từ đó phân tích các nguyên nhân từ quản lý nhà nƣớc tại tỉnh Đắk Lắk, nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách vĩ mô, nguyên nhân chính trị, nguyên nhân thuộc về môi trƣờng bên ngoài chính quyền tỉnh Đắk Lắk. Các phân tích đánh giá lần lƣợt đi theo nội dung tổ chức thực hiện (chuẩn bị triển khai thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát sự thực hiện).
Từ những kết quả phân tích ở chƣơng 2, là cơ sở, tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề tại chƣơng 3.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN KCHT GTĐB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK