2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan chuyên môn của tỉnh ĐắkLắk Lắk
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.1.1. Về vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nƣớc biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; Phía Tây giáp Campuchia.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.125km2, dân số khoản 1,9 triệu ngƣời với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỉnh Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính: TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên; Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vƣơng quốc Campuchia và nằm trong Tam giác phát triển (Việt Nam - Lào - Campuchia). Tam giác này là một khu vực ngã ba biên giới của ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia, gồm 13 tỉnh.
2.1.1.2. Về khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẽ, ôn hòa, khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh đƣợc chia thành 6 tiểu vùng:
- Tiểu vùng Bình Nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột và Ea H’leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpok chiếm 14,51% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng núi cao Chƣ Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên.
2.1.1.3. Về kinh tế
Tổng huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 143.448 tỷ đồng, bằng 95,63% KH, tăng bình quân 24,5%/năm (KH 5 năm là 150.000 tỷ đồng, tăng bình quân 24,5- 25%/năm). [16, tr.2]
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.885 triệu USD, bằng 76,63% KH (KH 5 năm đạt 3.765 triệu USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 471 triệu USD bằng 636,5% KH (KH 5 năm đạt 74 triệu USD). [16, tr.2]
Tổng NSNN trên địa bàn đạt 30.953,76 tỷ đồng, tăng bình quân 18,5%/năm. Năm 2020 đạt 8.293,5% tỷ đồng (kế hoạch đến hết năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tƣng bình quân 10%/năm). [16, tr.2]
Bảng 1.3: Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1. Tổng GRDP (giá ss 2010) - NLTS -CN-XD - Dịch vụ - Riêng thuế SP trừ trợ cấp SP 2. Tổng GRDP (HH) - NLTS -CN-XD - Dịch vụ - Riêng thuế SP trừ trợ cấp SP GRDP/ng (tr.đ-giá HH)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk).
a) Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng khá, góp phần vào tăng trưởng, phát triển kinh tế chung của tỉnh và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn
Tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng mạnh khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tổ chức sản xuất theo hƣớng tập trung, quy mô lớn, chuỗi giá trị; tăng cƣờng kiểm soát và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả. Triển khai các giải pháp tích cực để hạn chế ảnh hƣởng của thiên tai, cùng với hệ thống thủy lợi từng bƣớc đƣợc đầu tƣ hoàn thiện đã góp phần tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đƣợc tƣới, tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣ giá cả một số sản phẩm cây công nghiệp chủ lực của tỉnh giảm thấp, kéo dài; ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, thiên tai (hạn hán, lũ lụt) xảy ra trên địa bàn; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch tả heo Châu Phi, dịch Lở mồm long móng trên lợn và tác động tiêu cực của đại dịch
Covid-19 trong năm 2020, nhƣng sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn có mức tăng trƣởng khá. Giá trị tổng sản phẩm (GRDP- Giá SS 2010) ngành nông, lâm, thủy sản trong 05 năm 2016-2020 đạt 105.278 tỷ đồng, bằng 109,55% KH, tăng bình quân 8,39%/năm (KH: 96.095 tỷ đồng, tăng bình quân 4,5-5%/năm); năm 2020 đạt 25.363 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với 2015; chiếm 41,52% trong tổng GRDP (theo giá hiện hành). [16, tr.8]
b) Công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, từng bước khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển năng lượng tái tạo
• Công nghiệp
Giá trị tổng sản phẩm (GRDP - giá SS 2010) ngành công nghiệp trong 5 năm 2016-2020 đạt 27.610 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân đạt 5,75%/năm; năm 2020 đạt 6.694,7 tỷ đồng, cao gấp 1,32 lần so với năm 2015; tổng giá trị sản xuất đạt 77.508 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 9,3%/năm, trong đó: Nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,58%, nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc tăng 10,92% và nhóm công nghiệp khai khoáng tăng 10,75%. [16, tr.11]
Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, mức đóng góp của ngành công nghiệp vào nền kinh tế còn thấp, một số sản phẩm công nghiệp mặc dù đã có mức tăng trƣởng khá song vẫn còn nhiều sản phẩm chƣa đạt kế hoạch, thiếu tính bền vững, tính cạnh tranh thấp. Tiến độ triển khai một số dự án phát triển sản xuất công nghiệp chậm so với dự kiến. Hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp chƣa cao, chƣa có cụm công nghiệp nào trên địa bàn tỉnh đƣợc đầu tƣ hạ tầng hoàn chỉnh, một số dự án đăng ký đầu tƣ đã có chủ trƣơng, nhƣng nhà đầu tƣ triển khai thủ tục đầu tƣ rất chậm hoặc xây dựng dở dang, kéo dài do khó khăn về vốn; một số dự án ngừng hoạt động sản xuất chƣa có hƣớng xử lý hiệu quả,... [16, tr.11]
• Xây dựng
Giá trị tổng sản phẩm (GRDP - giá SS 2010) ngành xây dựng trong 5 năm 2016-2020 đạt 14.379 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân đạt 11,72%/năm; năm 2020 đạt 2.955,5 tỷ đồng, cao gấp 1,74 lần so với năm 2015. [16, tr.12]
Công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng, quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý vật liệu xây dựng,... đƣợc các ngành chức năng chú
trọng thực hiện, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực tham gia phát triển, diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi tích cực. Tỉnh đã lập quy hoạch xây dựng chung cho 16 đô thị và 2 trung tâm huyện, lỵ; quy hoạch 04 đô thị mới với tổng diện tích 2.021 ha; tỷ lệ phủ quy hoạch phân khu đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột đạt 91,80%; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 25%. Các dự án xây dựng hạ tầng khu dân cƣ đô thị từ nguồn vốn khai thác quỹ đất đã tạo tiền đề mở rộng, chỉnh trang đô thị gắn với cải tạo kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ khu dân cƣ đô thị trên diện tích 890,34 ha. 100% số xã đƣợc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn và ban hành Quy định quản lý quy hoạch nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, làm cơ sở để phát triển đô thị đồng bộ. [16, tr.12]
Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch đô thị chƣa thật sự chặt chẽ, nguồn lực cho đầu tƣ phát triển đô thị chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của địa phƣơng, việc thu hút các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để đầu tƣ phát triển đô thị còn hạn chế, nhiều vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng, GPMB, hỗ trợ tái định cƣ còn gặp nhiều vƣớng mắc, khó khăn làm ảnh hƣởng đến công tác thi công công trình và triển khai thực hiện dự án.
c) Thương mại - dịch vụ phát triển khá, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn
- Thƣơng mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 5 năm 2016-2020 đạt 351.524 tỷ đồng, bằng 105,2% KH (KH 5 năm là 334.164 tỷ đồng), tăng trƣởng bình quân 11,86%/năm; năm 2020 đạt 83.500 tỷ đồng, gấp 1,75 lần so với năm 2015. Hạ tầng thƣơng mại đƣợc quan tâm đầu tƣ; hệ thống chợ, siêu thị phát triển đáng kể, hoạt động khá tốt, làm cho thị trƣờng hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng phong phú, đa dạng và đƣợc mở rộng từ đô thị đến nông thôn; môi trƣờng kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh thƣơng mại phát triển; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng, góp phần cung ứng hàng hóa, tiêu dùng đảm bảo chất lƣợng, ổn định thị trƣờng, bình ổn giá. [16, tr.13]
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.885 triệu USD, bằng 76,63% KH (KH 5 năm là 3.765 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu đạt 471 triệu USD, bằng 636,5% KH (KH 5 năm là 74 triệu USD). [16, tr.13]
- Dịch vụ: Ngành dịch vụ tiếp tục đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội. Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trƣởng ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc tăng trƣởng kinh tế của tỉnh; tỷ trọng dịch vụ trong GRDP (theo giá hiện hành) tăng từ 35,32% năm 2015 lên 39,88% vào năm 2020; giá trị tổng sản phẩm (GRDP - giá SS 2010) ngành dịch vụ trong 5 năm 2016-2020 đạt 107.483 tỷ đồng, bằng 98,67% KH (KH 5 năm là 108.935 tỷ đồng), tăng bình quân 9,02%/năm; năm 2020 đạt 24.462.5 tỷ đồng, cao gấp 1,54 lần so với năm 2015. [16, tr.13]
d) Công tác thu NSNN trên địa bàn
Trong 5 năm 2016-2020, tổng thu NSNN đạt 30.953,76 tỷ đồng, bằng 135,9% KH, tăng bình quân hàng năm 18,5%/năm (KH 5 năm là 22.776 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm). Kết quả trên thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã tổ chức thực hiện tốt các quy định về thuế, nhiệm vụ thu NSNN và khai thác có hiệu quả nguồn thu. Tuy nhiên, thu ngân sách trong giai đoạn qua nhìn chung còn chƣa ổn định, chƣa thật sự bền vững, chủ yếu nguồn thu từ biện pháp tài chính, thu từ thuế và phí còn thấp.
Tổng chi NSNN trên địa bàn 75.438,9 tỷ đồng, bằng 155,27% KH, tăng bình quân 11,6%/năm (KH 5 năm là 48.585 tỷ đồng). Mặc dù tăng 55,27% so với mục tiêu kế hoạch đặt ra nhƣng do chủ động điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu quan trọng nên không để xảy ra tình trạng nợ lƣơng và chậm thực hiện các chính sách an sinh xã hội. [16, tr.15]
f) Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cực
Công tác xúc tiến đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cơ hội đầu tƣ đƣợc
tích cực thực hiện, có sự chuyển biến về hình thức và nội dung; công tác kêu gọi, tiếp đón, cung cấp thông tin về danh mục kêu gọi đầu tƣ, môi trƣờng đầu tƣ, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính, hƣớng dẫn thủ tục đầu tƣ đƣợc quan tâm thực hiện, đã tạo đƣợc sự thu hút nhất định đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; có nhiều Công ty, Tập đoàn có tiềm năng vào tìm hiểu đầu tƣ tại tỉnh Đắk Lắk, góp phần quan trọng trong kêu gọi đầu tƣ, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phƣơng và huy động ngày càng nhiều hơn các nguồn lực cho đầu tƣ trên địa bàn.
Trong 5 năm 2016-2020, tỉnh đã thu hút hơn 329 dự án đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong nƣớc, với số vốn đầu tƣ đăng ký trên 57.000 tỷ đồng (một số lĩnh vực thu hút đầu tƣ của tỉnh đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn quan tâm là phát triển là điện gió, điện mặt trời, phát triển đô thị, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp). Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả, đóng góp khá lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng, chia sẻ gánh nặng về nguồn lực đầu tƣ với Nhà nƣớc.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã thu hút thực hiện 13 dự án, chƣơng trình ODA với tổng mức đầu tƣ là 2.442 tỷ đồng. Lũy kế đến năm 2020, có 20 chƣơng trình, dự án ODA triển khai trên địa bàn, với tổng mức đầu tƣ khoảng 5.739 tỷ đồng. Những dự án, công trình này đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bƣớc cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong xúc tiến, thu hút đầu tƣ, thì việc huy động vốn đầu tƣ trong khu vực doanh nghiệp chƣa cao, chính sách thu hút đầu tƣ chƣa đủ mạnh để thu hút các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài tỉnh; tốc độ thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn thấp so với nhu cầu phát triển của địa phƣơng; quá trình triển khai thực hiện các dự án ODA còn gặp một số khó khăn nhƣ: Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị các thủ tục theo yêu cầu nhà tài trợ kéo dài; những vƣớng mắc liên quan đến cơ chế tài chính, đấu thầu; thủ tục giao, điều chỉnh nguồn vốn ODA trung hạn và hàng năm chƣa kịp thời.
Tỉnh Đắk Lắk tập trung, nâng cao chất lƣợng giáo dục và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; cơ sở vật chất trƣờng học đã đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đƣợc đẩy mạnh; chất lƣợng giáo dục, đào tạo đƣợc nâng cao toàn diện, có nhiều tiến bộ.
Công tác đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn đƣợc quan tâm; mở rộng hình thức, quy mô và chất lƣợng đào tạo nghề cơ bản phù hợp với số lƣợng, chất lƣợng yêu cầu của các ngành kinh tế; nội dung, phƣơng pháp giáo dục, đào tạo đã có đổi mới. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 19,53%; đào tạo nghề cho 13.882 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo trên 80%.[16, tr.23]
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì sự nghiệp giáo dục vẫn còn một số tồn tại đó là: công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học vẫn chƣa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục, nhất là ở ngành học mầm non, các trƣờng học ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn (hiện nay, còn có 398 phòng học nhờ, học tạm, chủ yếu ở ngành học mầm non); chất lƣợng giáo dục chƣa đồng đều giữa các khu vực, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều trƣờng học không đạt chuẩn quốc gia do thiếu quỹ đất để mở rộng, thiếu kinh phí để đầu tƣ trang thiết bị dạy học. Tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định vẫn còn xảy ra trên một số địa bàn; vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các trƣờng, các địa phƣơng.