Từ những kết quả đạt được trong cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương, của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh về vai trò, ý nghĩa và nội dung của công tác giải quyết TTHC. Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có vai trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết TTHC. Để nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC, trong các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định rõ: Kết quả thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại người
69
đứng đầu các cơ quan, đơn vị và là căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị hằng năm; ban hành quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, trong đó có nhiệm vụ giải quyết TTHC. Đồng thời, huy động nguồn lực của tồn hệ thống chính trị, chú trọng cơng tác tun truyền, quán triệt triển khai công tác giải quyết TTHC trên tất cả các nội dung.
Hai là, giải quyết TTHC cần được thực hiện kiên trì, thường xuyên, với những mục tiêu và giải pháp cụ thể; lấy sự hài lịng của tổ chức và cơng dân làm mục tiêu thực hiện.
Ba là, yếu tố quyết định sự thành công của công tác giải quyết TTHC là hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Do đó, phải đổi mới, nâng cao chất lượng tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Chủ động rà sốt, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để tránh sự chồng chéo; thực hiện tốt việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, khai thác và thực hiện tốt các dịch vụ cơng để từng bước tự chủ kinh phí hoạt động. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và thật sự tâm huyết với công việc.
Bốn là, giải quyết TTHC phải được tiến hành đồng bộ, trong đó giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ cơng là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính cơng khai, minh bạch trong giải quyết cơng việc hành chính có liên quan đến tổ chức, cá nhân.
Năm là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ, năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng giao tiếp và thái độ tận tình trong phục vụ tổ chức, công dân. Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh đối với những cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Kịp thời biểu
70
dương những cá nhân, đơn vị làm tốt; chấn chỉnh, phê bình những cá nhân, đơn vị làm chưa tốt, hiệu quả thấp trong thực thi công vụ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả luận văn đã đi vào phân tích thực trạng việc Thực trạng việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Ngãi về những kết quả đã đạt được, nguyên nhân của kết quả; những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ việc phân tích nguyên nhân của những két quả và hạn chế trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Ngãi tác giả luận văn sẽ đề xuất đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Ngãi trong chương tiếp theo.
71
Chương 3